Bảo tồn, phát huy giá trị di sản then của người Tày, Nùng, Thái

Giữ giá trị gốc trong không gian thiêng

Để then được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống đương đại, các chuyên gia cho rằng, phải đa dạng hóa phương thức bảo tồn di sản trên cơ sở lưu giữ những giá trị nguyên gốc, để then được sống trong không gian thiêng của cộng đồng.

Di sản sống trong cộng đồng

Nhìn lại hành trình của then, từ giữa thế kỷ XX, mặc dù cấm đoán hoạt động mê tín dị đoan, trong đó có một số hoạt động thực hành nghề then nhưng sức sống của then vẫn âm ỉ trong cộng đồng. Song song với đó, chính quyền - thông qua các cơ quan văn hóa đã có chủ trương sưu tầm, nghiên cứu để bảo tồn, phát huy các giá trị của then. Tuy nhiên, ứng xử với văn hóa tín ngưỡng không hề đơn giản. PGS. TS Nguyễn Thụy Loan chỉ ra điểm “khó” này: phải làm sao để một mặt tôn trọng nhu cầu tâm linh của người dân nhưng vẫn hạn chế được những mặt tiêu cực, gây tổn hại đến sức khỏe, gây lãng phí kinh tế cũng như ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đồng thời phải làm sao để kho tàng văn hóa nghệ thuật vô cùng phong phú do các thầy then nắm giữ - vốn tập trung nhiều nhất ở then cúng bái, then đại lễ, được bảo tồn, phát huy.

Phổ biến, tuyền dạy hát then, đàn tính để thực hành then được bảo vệ, phát huy, phát triển trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái. Ảnh: Quang Hòa
Phổ biến, truyền dạy hát then, đàn tính để thực hành then được bảo vệ, phát huy, phát triển trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái. Ảnh: Quang Hòa

Chưa kể, đứng trước bối cảnh hội nhập, sức ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai ngày càng lớn, then cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác ở nước ta đang có nguy cơ mai một. Trong cộng đồng người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc, thầy then được coi là những người có khả năng tiếp cận thế giới siêu nhiên, làm cầu nối giữa người trần với các đấng thần linh. Ngoài việc am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, họ còn là những nghệ sĩ dân gian thực thụ, giỏi đàn, hát, múa nghi lễ. Theo số liệu kiểm kê ở 11 tỉnh miền núi phía Bắc vào thời điểm then được UNESCO ghi danh cuối năm 2019, có 817 thầy then (213 nam, 604 nữ); trong đó có 439 người Tày, 328 người Nùng, 23 người Thái và 27 người ở các tộc người: Kinh, Cao Lan, Dao, Hoa… Tuy nhiên, những nghệ nhân nắm giữ then cổ đang ngày càng thưa vắng.

Di sản then chủ yếu được trao truyền bằng cách thức truyền khẩu, kế tục thế hệ thông qua thực hành nghi lễ then. Thầy then đóng vai trò chính yếu, không thể thay thế trong việc truyền dạy các kỹ năng và bí quyết liên quan. Bởi vậy, để bảo tồn di sản then, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cho rằng, bên cạnh công tác sưu tầm, phục dựng các điệu then cổ, các cơ quan, ban, ngành chức năng cần dành sự quan tâm hơn tới các nghệ nhân then, là những “báu vật sống”.

Quan tâm, tôn trọng vai trò của cộng đồng, đặc biệt là các nghệ nhân là nguyên tắc quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy di sản then. Nhấn mạnh điều này, PGS.TS. Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phân tích, thực hành then là di sản văn hóa phi vật thể. Một di sản văn hóa phi vật thể có thể biến đổi, có thể nhuốm màu sắc khác ở từng thời điểm khác nhau, nhưng sự thay đổi đó phải phụ thuộc và được công nhận bởi cộng đồng - chủ nhân của di sản. Thực hành then đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của 3 dân tộc Tày, Nùng, Thái, đã tồn tại trong cộng đồng một cách tự nhiên. Cho nên, bảo tồn then một cách đúng đắn là để cho thực hành then được sống trong cộng đồng. Những nghệ nhân, cộng đồng được tự quyết về các thực hành văn hóa tâm linh, tín ngưỡng gắn liền với then.

Mở rộng không gian thực hành

Theo các nhà nghiên cứu, trong thực tế việc bảo tồn, phát huy then đã được chính cộng đồng chủ nhân nắm giữ di sản quan tâm, thực hiện từ lâu - ngay khi then vẫn còn là loại hình sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Điều này được minh chứng bằng việc cộng đồng Tày, Nùng, Thái từ xưa kia đã mở rộng môi trường, mục đích diễn xướng và chuyển hóa loại hình then nghi lễ tín ngưỡng thành những dạng thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mang yếu tố tâm linh và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thuần túy thế tục, nhằm phục vụ những nhu cầu trong đời sống. Về sau, dựa trên tư liệu nghiên cứu về then, nhiều tác phẩm âm nhạc, tác phẩm múa ra đời trên cơ sở khai thác chất liệu của then.

Bên cạnh then cổ dần hình thành một loại then mới phục vụ cuộc sống đương đại. Từ những làn điệu then cổ phổ biến, nhiều nhạc sĩ đã viết lời mới để nội dung phù hợp hơn với cuộc sống đương đại. Then từ không gian thiêng đã được đưa đến không gian sân khấu, để phô diễn những đặc sắc cẩu then, để then gần gũi hơn với khán giả hiện đại cũng như góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của con người thời đại mới. Đây là một hướng đi phù hợp bởi di sản văn hóa phi vật thể luôn có sự vận động theo đời sống, thời gian và việc sân khấu hóa tín ngưỡng cũng là phương tiện để tiếp tục truyền bá tri thức về di sản văn hóa dân tộc. Nói như nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan: khi ngôn ngữ, sinh hoạt thay đổi thì nghệ thuật cũng biến đổi. Để di sản “sống” khỏe trong đời sống đương đại thì cần có những yếu tố phù hợp với đời sống mới. Từ những yếu tố đó mà dẫn dắt mọi người hiểu, tìm về giá trị gốc của di sản. 

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc phát huy giá trị di sản then theo cách thức mới là làm sao vận động được lớp trẻ tham gia hát then, đàn tính. Hiện nay các câu lạc bộ then phần lớn là lớp trung niên, cao niên mà thiếu gương mặt trẻ. Do đó, Nhà nước và ngành văn hóa cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên cộng đồng, nhất là lớp trẻ tham gia, làm cho nghệ thuật then trong sinh hoạt cộng đồng ngày càng sinh động. Về lâu dài, đây là cách làm cần thiết, cần đẩy mạnh để thực hành then được bảo vệ và ngày càng phát triển trong cộng đồng Tày, Nùng, Thái.

Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.