Gìn giữ truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” trong thời đại ngày nay

PGS.TS Lê Quý Đức nhấn mạnh, giáo dục như một sự trao truyền văn hóa, trao truyền phẩm chất con người, trao truyền những phẩm chất đẹp của một dân tộc từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Một dân tộc phải có trình độ văn hóa, văn minh nhất định.

Để gìn giữ và tiếp tục hun đúc, phát huy hơn nữa truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trao truyền cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

Truyền thống tốt đẹp có ngay khi nền giáo dục chính thống ra đời

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, ngay từ khi đất nước ta có nền giáo dục chính thống thì truyền thống “tôn sư” (tức là tôn trọng thầy) - “trong đạo” (tức là trong đạo lý của Thánh hiền, hay suy rộng ra là đạo làm người) do nền giáo dục mang lại đã được xây dựng và tồn tại mãi trong lịch sử cho đến tận ngày nay.

Nền giáo dục chính thống của nước ta có thể tính từ khi bắt đầu nền giáo dục Nho giáo chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc (tức bắt đầu từ thế kỷ thứ 11); hoặc từ thời điểm những năm 1070 - 1075, khi nước ta xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử và tổ chức Khoa thi Minh kinh bác học - mở đầu lịch sử khoa bảng.

Nói như vậy có nghĩa, chúng ta đã có một nền giáo dục với bề dày khoảng 1.000 năm, đã đào tạo ra rất nhiều bậc minh quân, những nhà trí thức có nhân cách, phục vụ cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước trong 1.000 năm qua, cũng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc đấu tranh để giành và giữ gìn độc lập dân tộc.

“Nền giáo dục chính thống của chúng ta đã đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của đất nước, của dân tộc”, PGS.TS Lê Quý Đức khẳng định.

Theo ông, trong mỗi thời đại, việc đánh giá về ý nghĩa, sự tốt đẹp của truyền thống “tôn sư trọng đạo” có thể khác nhau. Nhưng cần nhìn những giá trị tốt đẹp của truyền thống này xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, thay vì chỉ đánh giá dưới con mắt của riêng từng thời đại.

PGS.TS Lê Quý Đức nhấn mạnh, giáo dục như một sự trao truyền văn hóa, trao truyền phẩm chất con người, trao truyền những phẩm chất đẹp của một dân tộc từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Một dân tộc phải có trình độ văn hóa, văn minh nhất định.

Để trao truyền những phẩm chất, giá trị, thành tựu văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau; để xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước và để cho con người chung sống với nhau tốt đẹp, không thể có phương thức trao truyền văn hoá nào ưu trội hơn giáo dục. Giáo dục là phương thức ưu trội nhất, mang tính xã hội rộng rãi.

“Một dân tộc mà không có nền giáo dục thì bao nhiêu những vốn quý của dân tộc đó không được trao truyền đầy đủ và không được nhân lên. Không có giáo dục cũng không thể làm cho con người sống với nhau tốt đẹp. Vậy thì có thể nói, truyền thống “tôn sư trọng đạo” hay tôn vinh nền giáo dục của dân tộc ta là truyền thống tốt đẹp, từ xa xưa đến ngày nay lại càng tốt đẹp hơn.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, sự phát triển của giáo dục đóng góp lớn vào phát triển chung của các quốc gia, dân tộc. Nếu không có giáo dục, các quốc gia không phát triển thêm được nữa. Ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn, nhân sinh ấy vẫn tồn tại từ khi nền giáo dục chính thống ra đời và cho đến tận hôm nay”, PGS.TS Lê Quý Đức phân tích.

Gìn giữ truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới -0
Ý nghĩa tốt đẹp, nhân văn, nhân sinh của truyền thống "tôn sư trọng đạo" vẫn tồn tại từ khi nền giáo dục chính thống ra đời cho đến tận hôm nay (Ảnh minh hoạ: Báo GD&TĐ) 

Giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo” thời nay thế nào?

Nói về việc cần làm thế nào để gìn giữ và tiếp tục hun đúc, phát huy hơn nữa truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, với những truyền thống tốt đẹp như “tôn sư trọng đạo”, quan trọng là phải trao truyền truyền thống ấy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trao truyền cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.

Theo đó, trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải dạy cho con cháu ý thức tôn trọng người dạy mình và tôn trọng “đạo” - tức là những giá trị khoa học, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa được trao truyền chứ không chỉ là giá trị tri thức. Tri thức rất quan trọng, nhưng “đạo” mang nghĩa rộng hơn, gồm cả tri thức, đạo đức và trách nhiệm làm người của mỗi cá nhân trong xã hội. Thế hệ trước cần trao truyền cho thế hệ sau. Thế hệ trước tôn trọng người dạy mình thì thế hệ sau cũng tôn trọng và tiếp tục trao truyền đến sau này.

Với xã hội, PGS.TS Lê Quý Đức nhấn mạnh, cần tôn vinh nền giáo dục, tôn vinh người làm giáo dục chân chính - những nhà giáo, những nhà quản lý giáo dục. Sự tôn vinh ấy có thể theo nhiều phương tiện: tôn vinh về mặt vật chất, làm sao cho họ ít nhất có đời sống tốt; tôn vinh bằng việc đánh giá, tôn trọng nghề giáo.

Bên cạnh đó, bản thân người làm giáo dục cũng cần tự tôn vinh mình, với những phẩm chất tốt đẹp của mình, nêu gương trước với học trò, nêu gương trước xã hội. Mỗi nhà giáo trước hết phải là người thầy có đạo đức, có thái độ chính trị, phải có tinh thần yêu đất nước, yêu thương con người. Trong nhà trường, học trò phải tôn vinh thầy, thầy cũng phải tự gương mẫu và tự tôn trọng mình.

Mặt khác, PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, bên cạnh việc tôn vinh những người làm giáo dục chân chính, cũng cần phải phê phán, lên án, loại bỏ những cá nhân là “con sâu làm rầu nồi canh” ra khỏi nền giáo dục của chúng ta. Đó là những giáo viên đã làm điều không chính đáng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay trình độ học vấn không đủ để đảm bảo việc giáo dục cho học sinh. Chỉ có làm như vậy mới có thể làm trong sạch đội ngũ nhà giáo.

“Tất nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng nền giáo dục là sự phản ánh của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, tri thức của một dân tộc. Nền giáo dục không hoàn toàn tách rời đời sống xã hội. Nhưng rõ ràng, nó cần được ưu tiên làm trong sạch, ưu tiên tôn vinh để là một mẫu mực cho việc trao truyền những tri thức khoa học, tri thức văn hóa, tri thức đạo đức cho con người.

Nền giáo dục cần được ưu tiên tôn trọng, ưu tiên tôn vinh, ưu tiên đối xử một cách chính đáng để hoàn thành sứ mệnh cao quý của mình”, PGS.TS Lê Quý Đức nói.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.