Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Nhà giáo đã bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu sớm nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Sáng 21.1, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng cho ý kiến về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc họp.

ef6e4dbb5bede4b3bdfc.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại cuộc họp

Tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo với 103 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiệm vụ được phân công, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ đạo phối hợp tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội, tổ chức nhiều cuộc họp với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan có liên quan và chuyên gia để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.

Ngày 12.1.2025, Thường trực Ủy ban đã tổ chức cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan để thống nhất việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật và các nội dung báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 42 (tháng 2.2025).

5833198e0ed8b186e8c9.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa trình bày một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Về cơ bản, dự thảo Luật sau khi được chỉnh lý đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo; góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật về nhà giáo; kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 47 điều, giảm 3 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Trong đó, xác định rõ đối tượng nhà giáo được quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo là “được tuyển dụng làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục”. Cán bộ, nghiên cứu viên trong các viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập được phép đào tạo trình độ tiến sĩ có thực hiện một số hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo như giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; nhân viên thư viện trường học, kế toán, nhân viên hành chính, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không trực tiếp “làm nhiệm vụ giảng dạy” không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.

99bbc2cad59c6ac2338d.jpg
Đại diện Ban soạn thảo dự án Luật Nhà giáo tại cuộc họp

Về quyền của nhà giáo, dự thảo Luật không cấm nhà giáo dạy thêm, chỉ quy định cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức (điểm c, khoản 2, Điều 11). Để tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học, dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung quyền của nhà giáo giáo dục đại học được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ do cơ sở giáo dục đại học thành lập.

Đồng thời, rà soát sửa đổi các luật liên quan tại điều khoản chuyển tiếp; cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng và xem xét nội dung này khi sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp vào thời điểm thích hợp.

Về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, trên cơ sở ý kiến của chuyên gia và đại diện các cơ quan liên quan, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng thiết kế gộp Điều 14 và Điều 15, giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo chung và quy định chi tiết chuẩn nghề nghiệp nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý. Căn cứ chuẩn nghề nghiệp nhà giáo chung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết chuẩn nghề nghiệp nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý.

61295d464a10f54eac01.jpg
Toàn cảnh cuộc họp

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên để bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng bảo hiểm xã hội.

Việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non. Tuy nhiên, đây là chính sách mới, khác với quy định của một số luật hiện hành (Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội); lại cần nguồn lực lớn từ ngân sách. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung đánh giá tác động về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này.

a6816b227a74c52a9c65.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu kết thúc cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục để hoàn thiện Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

“Cố gắng không bỏ sót đối tượng nhưng cũng phải bảo đảm nguyên tắc. Đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, hiểu đúng bản chất vấn đề để có quy định chặt chẽ, khả thi”, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh lưu ý.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Lào Sommad Pholsena
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Nghị sĩ Wallonie - Bruxelles
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Nghị sĩ Wallonie - Bruxelles

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Phó Chủ tịch Liên minh nghị viện Pháp ngữ, nghị sĩ Nghị viện vùng Wallonie (Bỉ) Jean-Paul Wahl. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên thảo luận "Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững"

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP. Cần Thơ, sáng 21.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì phiên thảo luận "Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm Chủ tịch Hạ viện Maroc Rachid Talbi El Alami. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hạ viện Maroc Rachid Talbi Alami

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Morocco Rachid Talbi Alami.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khu vực phía Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khu vực phía Nam

Sáng 21.1, tại TP. Hồ Chí Minh, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách các khóa và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Quốc hội đã nghỉ hưu tại khu vực phía Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc gặp mặt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Sáng 21.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Phó Chủ tịch thứ Nhất Quốc hội Cameroon Hilarion Etong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Caroline St-Hilaire
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Caroline St-Hilaire

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, sáng 21.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) Caroline St-Hilaire.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Sáng 21.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đề xuất và tổ chức nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).

Khẳng định vai trò quan trọng của các nghị viện Pháp ngữ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu
Thời sự Quốc hội

Khẳng định vai trò quan trọng của các nghị viện Pháp ngữ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Sáng nay, Diễn đàn nghị viện Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững khai mạc tại Cần Thơ - Ảnh: Phạm Thắng
Thời sự Quốc hội

Sáng nay, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững khai mạc tại Cần Thơ

Sáng nay, 21.1, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dự và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Diễn đàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Séc, vào lúc 22h05 ngày 20.1 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF Davos 55) và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 20 đến 23.1.2025 theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao Giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí phải vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; báo chí viết về xây dựng Đảng cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử dẫn dắt dân tộc phát triển trong kỷ nguyên mới. 

Báo chí cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử
Sự kiện nổi bật

Báo chí cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử

Lời Tòa soạn: Tối 20.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên “Búa liềm vàng” lần thứ IX – năm 2024.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

Tối 20.1, tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia

Chiều 20.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do ông Ouch Borith, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương CPP, Phó Chủ tịch thứ Nhất Thượng viện Campuchia dẫn đầu, nhân dịp Đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam.