Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn là phù hợp

Tán thành cao với nội dung báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương đánh giá dự án luật trình ra Quốc hội kỳ này được chuẩn bị rất công phu. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề xuất một số kiến nghị.

dbqh-dang-thi-my-huong-ninh-thuan-2222-49-8673-6694.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Theo đó, về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn (Điều 27): Tại khoản 2 dự án luật có quy định: “2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 1 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm”.

Đề nghị cần rà soát quy định cụ thể về quy mô tổ chức, số lượng cán bộ công đoàn không chuyên trách đối với từng loại tổ chức công đoàn, tránh gây gánh nặng cho đối tượng sử dụng lao động. Cần nghiên cứu bổ sung quy định "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung này” để bảo đảm việc thực hiện giảm giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách được thống nhất.

Tán thành với quy định về Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tại Điều 31, theo Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương, với việc không quy định cụ thể các phương án phân chia kinh phí công đoàn cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp như vậy là phù hợp.

Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu quy định bảo đảm cơ chế để thực hiện nội dung này. Cụ thể về nguyên tắc phân chia, thẩm quyền phân chia. Theo đại biểu, việc phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp cần quy định cụ thể giao Tổng Liên đoàn Lao động quy định. Như thực tiễn từ trước đến nay công đoàn vẫn đang làm, bảo đảm tính linh hoạt trong công tác quản lý, tùy nhiệm vụ của từng cấp công đoàn, tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn Tổng Liên đoàn phân phối kinh phí công đoàn phù hợp, bảo đảm quyền tự quyết công việc nội bộ của công đoàn theo thông lệ quốc tế.

Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng quyền tự chủ của công đoàn

Tại Khoản 4, Điều 31 dự thảo luật quy định: 4. Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Đại biểu cho rằng cần rà soát, xem xét thêm quy định này. Liệu có làm tăng thêm thủ tục trong triển khai, tổ chức thực hiện hay không? Bởi, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ trước đến nay việc này do tổ chức công đoàn tự chủ thực hiện. Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn hiện hành cũng đang trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ do Nhà nước quy định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý trong hệ thống tổ chức công đoàn (được quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 12).

Đồng thời, qua kết quả thanh, kiểm tra, kiểm toán tài chính công đoàn, báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012 cũng không thấy có vướng mắc gì trong vấn đề này. Nên cần nghiên cứu quy định phân quyền thẳng cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện việc này.

Theo báo cáo, khi tham gia ý kiến đối với dự án luật Công đoàn sửa đổi, Chính phủ cũng đã có văn bản số 563/CP-PL ngày 27.9.2024 về việc tham gia ý kiến đối với Dự án luật Công đoàn sửa đổi. Chính phủ cũng cho rằng: “việc thống nhất với Chính phủ về tất cả các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ chi là cần được cân nhắc về tính phù hợp, khả thi”, nên cần xem xét thêm quy định này.

Đồng thời, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương nhấn mạnh: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, cần phân quyền, giao quyền cho Tổ chức, giao cho Tổng Liên đoàn tự quyết thì Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Như vậy là tin tưởng, tôn trọng quyền tự chủ của tổ chức công đoàn theo thông lệ Quốc tế. Chính phủ không can thiệp vào hoạt động của Công đoàn, đây là tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản nước ta cam kết thực hiện.

Bên cạnh đó, để công tác tài chính công đoàn được thực hiện bảo đảm theo quy định của pháp luật, trong thực hiện cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán, giám sát tài chính công đoàn, được quy định cụ thể tại điều Điều 33 dự thảo luật.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế

Làm việc tại Sở Nông nghiệp và Môi trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng đề nghị, Sở sớm tham mưu UBND tỉnh xây dựng lại các quy định thực hiện công tác vệ sinh môi trường; có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế tại các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân đối với việc bảo vệ môi trường.

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, tỉnh tập trung hoàn thiện chính sách bảo đảm cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bố trí nguồn vốn hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Cấm

UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu Công nghiệp Nam Cấm đồng bộ; cấp nguồn kinh phí lập dự án đầu tư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu B, làm căn cứ thực hiện công tác quan trắc môi trường định kỳ theo quy định... là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại Khu Công nghiệp Nam Cấm mới đây.

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị một số đơn vị kiểm soát tốt các nguồn thải trong quá trình sản xuất; vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường; thực hiện quan trắc môi trường theo quy định, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ vào xử lý môi trường…

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cao Bằng: Kiến nghị sớm triển khai dự án lắp đặt lò đốt rác cho các cơ sở y tế tuyến huyện

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng do Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bế Minh Đức làm trưởng đoàn đã khảo sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo hiểm môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 20.3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm
Quốc hội và Cử tri

Rõ tiêu chí phân loại để nâng cao quản lý hóa chất nguy hiểm

Tại Hội nghị thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 dự án luật gồm: Luật Hoá chất (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị làm rõ các tiêu chí phân loại để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hóa chất nguy hiểm; bổ sung quy định chặt chẽ hơn về xử lý chất thải hóa chất, tồn dư hóa chất, quản lý bao bì trong sản xuất, sử dụng hóa chất.

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khắc phục khó khăn do tình trạng thiếu giáo viên

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức đề nghị sở khắc phục khó khăn do thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn đặc thù. Đồng thời, hoàn thiện báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan, trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: N. Thanh
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Góp ý hoàn thiện luật phải bảo đảm tính đồng bộ, tháo gỡ vướng mắc

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số. Các đại biểu nhấn mạnh việc hoàn thiện luật cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn thi hành.