Làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Bình Dương và Bình Phước làm rõ cơ sở pháp lý, phương án tách đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua Bình Phước thành dự án độc lập và sử dụng vốn đầu tư công.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có Văn bản số 4850/VPCP-CN có ý kiến về phương án, phương thức thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành. Cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp thu ý kiến của các bộ về phương án đầu tư dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành.

Theo đó, tỉnh Bình Dương và Bình Phước cần làm rõ cơ sở pháp lý cũng như phương án tách hơn 7km đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập, sử dụng vốn đầu tư công và để tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Bình Dương và Bình Phước cần rà soát chi phí đầu tư đảm bảo tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không quá 50%, đồng thời xác định nguồn vốn còn thiếu của các dự án thành phần.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để thống nhất sự phù hợp của dự án với quy hoạch toàn tuyến cao tốc theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 và cơ chế điều phối triển khai thực hiện dự án.

Chính phủ đề nghị làm rõ phương án tách đoạn cao tốc qua Bình Phước khỏi dự án TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành -0
UBND tỉnh Bình Dương đề xuất tách đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành qua đoạn Bình Phước thành dự án độc lập và sử dụng vốn đầu tư công

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành nối TP. Hồ Chí Minh với Bình Phước đi các tỉnh Tây Nguyên và ngược lại, có tổng chiều dài khoảng 70km, gồm hai hợp phần là TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Thủ Dầu Một – Chơn Thành (Bình Phước).

Theo nghiên cứu trước đây của Bộ GTVT, dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành gồm có: đoạn tuyến nối cao tốc dài 8,6km từ nút giao Gò Dưa (Vành đai 2 TP. Hồ Chí Minh) đến nút giao An Phú (vành đai 3 tỉnh Bình Dương); đoạn tuyến cao tốc từ nút giao An Phú đến quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Tổng chiều dài dự án là 68,7km, với 1,7km qua TP. Hồ Chí Minh, 60km qua Bình Dương và hơn 7km qua tỉnh Bình Phước.

Tháng 4.2022, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai toàn bộ dự án theo hình thức PPP, thay vì để Bộ GTVT làm.

Về phương thức đầu tư, tỉnh Bình Dương đề nghị sẽ triển khai dự án qua địa phận Bình Dương bằng một dự án riêng theo phương thức đầu tư công và PPP với tổng mức đầu tư khoảng 16.100 tỷ đồng.

Cụ thể, phần giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư khoảng hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện theo phương thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ. Phần xây dựng công trình có tổng mức đầu tư hơn 8.800 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP.

Việc tách đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập sẽ lợi thế hơn do huy động được nguồn lực tham gia của địa phương, bảo đảm thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và chủ động nguồn cung cấp vật liệu để thực hiện dự án.

Đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính, tính hấp dẫn đầu tư theo phương thức PPP đối với đoạn qua tỉnh Bình Dương.

Hiện tỉnh Bình Dương và Bình Phước đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá khả năng cân đối vốn ngân sách của các địa phương và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện theo phương án đề xuất nêu trên.

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…