NHỮNG ÁNH SAO KHUÊ:

Giáo sư Trần Hữu Tước - một trí thức Việt kiều tài đức vẹn toàn

NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Do những đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y học Việt Nam, Giáo sư Trần Hữu Tước được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - kỹ thuật.

Tấm gương tiêu biểu cho y đức

Lần đầu, tôi hân hạnh được tiếp xúc với giáo sư là năm 1963. Hồi đó, tôi là cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thấy tôi bị viêm xoang nặng, Giáo sư Tạ Quang Bửu - Hiệu trưởng của Trường viết thư tay cho Giáo sư Trần Hữu Tước nhờ khám và chữa giùm. Thế là tôi trở thành bệnh nhân được ông trực tiếp chữa trị. 

Cũng vì là con bệnh được ông điều trị dài ngày, nên tôi có điều kiện quan sát, tìm hiểu và khâm phục tài năng của ông - vị giáo sư đầu ngành tai - mũi - họng Việt Nam. Song, trong bài viết này tôi muốn đề cập nhiều hơn đến đức độ của ông - đức độ của một thầy thuốc. Ông thực sự là tấm gương tiêu biểu cho y đức đúng với câu mà Bác Hồ đã tặng cho ngành y tế “Lương y như từ mẫu”.

Từ năm 1970, tôi được Trung ương điều về giúp việc đồng chí Hoàng Quốc Việt - một trong 7 Ủy viên Trung ương lâm thời đầu tiên của Đảng ta, Chủ tịch Tổng Công đoàn, rồi Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Nhất là khi được tham gia vào công tác Mặt trận, tôi có điều kiện làm việc nhiều hơn với Giáo sư, vì Giáo sư lúc đó là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Cũng qua những cuộc làm việc đó, tôi càng hiểu thêm cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Theo bản lý lịch tự khai khi tham gia Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Giáo sư Trần Hữu Tước sinh ngày 13.10.1913 trong một gia đình trung lưu tại làng Bạch Mai, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Là một học sinh thông minh, học giỏi luôn đứng đầu lớp của trường Albert Sarraut, ông được cử sang Pháp và thi đậu vào Trường Đại học Y khoa Paris. Năm 1937 ông bảo vệ luận án và được Hội đồng chấm điểm “xuất sắc”, được nhà trường giữ lại làm trợ lý cho giáo sư Somie, chuyên gia tai - mũi - họng nổi tiếng nước Pháp thời đó. Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, ông tham gia vào hàng ngũ những người kháng chiến yêu nước Pháp chống phát - xít Đức.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã cùng nhiều trí thức Việt kiều tìm mọi cách trở về để cùng toàn dân xây dựng đất nước nhưng đều không thành.

Tháng 9.1946, nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, ông cùng các trí thức yêu nước khác như: Trần Đại Nghĩa, Vũ Đình Huỳnh, Võ Quý Huân... từ bỏ cuộc sống giàu sang ở Thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, xin Bác Hồ cho phép được về nước để cùng toàn dân chiến đấu chống thực dân Pháp cướp nước và bọn tay sai bán nước.

Trong những ngày ở trên tuần dương hạm Dumont d' Urville mà Chính phủ Pháp dùng để đưa Bác từ Pháp về Việt Nam, ông trở thành bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho Hồ Chủ tịch và cho cả đoàn. Đồng thời, các trí thức trẻ đi trên tàu được dự một lớp học chính trị đặc biệt do Bác trực tiếp truyền đạt. Và từ đó cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn bó với Tổ quốc, với dân tộc.

Xây dựng cơ sở y tế phục vụ kháng chiến, kiến quốc

Ngày 19.12.1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bác sĩ Trần Hữu Tước được phân công phụ trách cứu thương cho Trung đoàn Thủ đô và đã cùng Trung đoàn chiến đấu suốt 60 ngày đêm trong nội thành với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

Sau những ngày chiến đấu quyết liệt đó, theo Chỉ thị của Trung ương, ông rời Thủ đô về các địa phương xây dựng cơ sở y tế phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc. Ông có mặt ở hầu khắp các địa phương: hết Liên khu III đến Liên khu IV rồi lên chiến khu Việt Bắc. Trong khi đó, cái chung của ngành, ông vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng nền móng cho bộ môn tai - mũi - họng.

Là một trí thức Việt kiều vốn có cuộc sống đầy đủ và phương tiện, điều kiện làm việc “tuyệt vời”, trở về quê hương cùng nhân dân chiến đấu chống kẻ thù xâm lược với biết bao khó khăn và thiếu thốn đủ điều, kể cả có thể bị hy sinh, song như ông đã bộc bạch trong hồi ký: “Chưa bao giờ tôi làm việc hăng say quên ăn, quên ngủ và sống thanh thản như lúc này”.

Do lao động quá sức, ăn uống kham khổ, điều kiện vệ sinh không được bảo đảm, năm 1951 ông bị bệnh đường ruột rất nặng. Lúc về nước, ông là người cao, to, khỏe nhất trong số anh em cùng về (cao 1m75, nặng 75kg), nay chỉ còn 42kg. Bác Hồ và Trung ương rất lo cho sức khỏe của ông. Theo Chỉ thị của Bác, đồng chí Hoàng Quốc Việt lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách khối Dân vận - Mặt trận gặp ông và gợi ý sẽ bố trí để đưa ông vào nội thành chữa bệnh. Ông thẳng thừng từ chối với câu nói nổi tiếng: “Tôi đã giơ tay quyết đi theo Bác Hồ, theo cách mạng thì không bao giờ giơ hai tay để đầu hàng giặc”.

Theo lời kể của đồng chí Hoàng Quốc Việt, “lo cho tính mệnh của chú Tước, Bác đã đề nghị các đồng chí Trung Quốc chữa giúp và được phía bạn nhận lời, song phải thuyết phục mãi bác sĩ Tước mới chịu”.

Sang được Trung Quốc chữa bệnh là một chuyến đi cực kỳ gian khổ. Theo bác sĩ Tước kể, lúc này ông đang công tác ở Nông Cống (Thanh Hóa), bệnh nặng nhưng mỗi ngày vẫn phải cuốc bộ vượt 5, 6 cây số núi đèo và phải mất một tháng rưỡi mới đến được Tuyên Quang và từ đây được xe Jeep đưa lên biên giới, rồi bằng tàu hỏa lên Bắc Kinh để mổ cắt khối u ở ruột và chữa bệnh đại tràng.

Cũng trong thời gian chữa bệnh và điều dưỡng ở Trung Quốc, ông được Chính phủ và Bác Hồ cử tham gia Đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Việt Nam sang Triều Tiên úy lạo, ủng hộ nhân dân Triều Tiên chiến đấu chống Mỹ do đồng chí Hoàng Quốc Việt dẫn đầu.

Tháng 7.1954, Hiệp định Geneva được ký kết, hòa bình được lập lại. Chính phủ Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Thủ đô. Bác sĩ Trần Hữu Tước được phân công tiếp quản và trực tiếp làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông đảm đương trọng trách Giám đốc bệnh viện lớn nhất miền Bắc lúc đó suốt 15 năm, từ 1955 đến 1969. Ông cũng là một trong 9 trí thức đầu tiên được Nhà nước phong chức danh Giáo sư vào năm 1955. Là Giám đốc bệnh viện, ông đồng thời kiêm Trưởng Bộ môn Tai -  Mũi - họng của Trường Đại học Y dược Hà Nội.

Từ sau tháng 9.1954, đặc điểm lớn nhất của cách mạng nước ta là đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện một mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc.

Mặt trận Liên Việt đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đến nay nhiệm vụ chung cả nước và mỗi miền đã thay đổi. Vì vậy, cần phải có Mặt trận mới đoàn kết “tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phía nào, chúng ta hãy thật thà cộng tác, vì dân, vì nước mà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất độc lập dân chủ trong nước. Việt Nam yêu quý của chúng ta”.

Và MTTQ Việt Nam ra đời. Bác sĩ Trần Hữu Tước vốn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Liên Việt trong cuộc kháng chiến chống Pháp được Đại hội tín nhiệm tiếp tục cử vào Ủy ban Trung ương. Ông liên tục được tái cử cho đến khi qua đời.

Năm 1960, ông vinh dự được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam lớp mồng 6 tháng Giêng (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Ngày 10.1.1967 Giáo sư được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Ông là Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Y học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Do những đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y học Việt Nam, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - kỹ thuật.

Là một giáo sư y học nổi tiếng, ông không chỉ thận trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mà rất thận trọng cả trong quan hệ đối xử và giải quyết các việc công tư.

Như chúng ta đều biết, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng vào ngày 30.4.1975. Thắng lợi đó đã chấm dứt chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam chấm dứt họa chia cắt, thu giang sơn về một mối. Để sớm ổn định tình hình miền Nam, hàng loạt cán bộ các ngành các cấp được Trung ương và địa phương điều động vào Nam công tác. Ngược lại, nhiều đồng chí, đồng bào ở miền Nam trở ra miền Bắc thăm lại quê hương, tìm kiếm họ hàng, bè bạn. Trong sự giao lưu đó đã xuất hiện dư luận không tốt: “Miền Nam ra tìm họ, miền Bắc vào tìm hàng” làm cho những người tự trọng, nhất là nhân sĩ, trí thức rất khó chịu.

Một hôm, Giáo sư điện mời tôi xuống Viện Tai - Mũi - Họng tâm sự về điều này. Ông nói: “Mình quen biết nhiều trí thức ở Sài Gòn, trong đó có những người là bạn bè cũ từ hồi mình còn ở Pháp. Miền Nam vừa được giải phóng, không ít người trong số đó băn khoăn, lo lắng về tương lai và sự nghiệp. Giáo sư có điều kiện vào gặp gỡ anh em với tư cách Ủy viên Trung ương Mặt trận thì hay biết mấy! Hơn nữa, Viện Tai - Mũi - Họng đang rất thiếu các trang thiết bị hiện tại”.

Hiểu ý Giáo sư, tôi báo cáo với Chủ tịch Hoàng Quốc Việt. Ông rất mừng và điện mời giáo sư cùng con gái vừa đỗ đại học ngay tuần sau đi chuyên cơ cùng ông vào gặp mặt các trí thức tiêu biểu Sài Gòn, trong đó có nhiều người là bạn “cố tri” của giáo sư.

Sau hơn một tuần hoạt động, lúc trở về hành lý ông mang theo là gần một tạ y cụ chuyên dùng cho tai mũi họng. Và như Giáo sư báo cáo với Chủ tịch Hoàng Quốc Việt: Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, vừa góp phần làm cho trí thức, bạn bè yên tâm ở lại, vừa tăng thêm thiết bị hiện đại cho Viện.

Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.