Những ánh sao Khuê

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng

Đánh giá về Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Điếu văn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định: “... Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nhà văn, nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và trong sáng, người đảng viên cộng sản một lòng, một dạ trung thành với Đảng, với Tổ quốc, người đồng chí, người bạn chiến đấu vô cùng thân thiết của chúng ta...”.

Lần đầu tiên tôi hân hạnh được tiếp xúc với Giáo sư là ngày 9.9.1975 - ngày mà Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Đoàn Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam ra thăm miền Bắc và dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập MTTQ Việt Nam (10.9.1955 - 10.9.1975). Lúc đó ông là Phó Đoàn đại biểu Liên minh, còn tôi là cán bộ của MTTQ, thư ký của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Quốc Việt.

Sau này, với gần 10 năm cùng làm việc trong Mặt trận, tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Giáo sư sinh ngày 19.1.1914 trong một gia đình quan lại thuộc dòng hoàng tộc ở làng Văn Dương, xã Thùy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay là thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế). Thân phụ của giáo sư là Tôn Thất Thế Linh, thuộc hệ nhất và hậu duệ đời thứ tư của vua Gia Long. Cụ làm quan trong triều đình nhà Nguyễn với chức Chủ sự Bộ Lễ.

Thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia tộc, với sự “thông minh vốn có”, trong hoàn cảnh cha mất sớm, lúc giáo sư mới 9 tuổi, một mình mẹ là bà Nguyễn Đình Thị Tiếp phải nuôi 9 con nhỏ. Với nghị lực phi thường, ông đã khổ công học tập với tinh thần “tự học là chính, học, học nữa, học mãi” như ông đã từng tâm sự và đã trở thành một trí thức uyên thâm “Đông, Tây, Kim, Cổ” như nhiều học giả đã từng nhận xét.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, dưới bút danh Mãn Khánh, ông đã viết nhiều bài khảo luận về Văn - Sử - Địa đăng trên tạp chí Tri - Tân chí có khuynh hướng độc lập, dân tộc. Trong cuộc thi văn chương tại miền Trung năm 1936, chuyên khảo “Vấn đề di dân lập làng ở miền Trung” của ông được giải nhất.

IMG_4855.jpeg

Cùng với nghề dạy học tại các trường danh tiếng thời đó như: Trường Khải Định nay là Quốc học Huế và sau đó vào Sài Gòn dạy tại các trường Marie - Curie, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Văn khoa (Sài Gòn), ông tích cực tham gia hoạt động cách mạng bằng cách truyền bá chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, sinh viên. Cách mạng tháng Tám thành công, giáo sư được cử làm Thư ký Hội Trí thức cứu quốc Thừa Thiên - Huế (1945 - 1946) và trực tiếp quản lý tuần san Đại Chúng của Hội. Từ năm 1947 - 1955, Đảng giao cho ông làm công tác trí vận và hoạt động bí mật trong nội thành.

Với cương vị giáo sư, ông đã cùng một số nhà giáo, văn nghệ thành lập và xuất bản Tạp chí “Tiến Hóa” - cơ quan đấu tranh văn hóa - chính trị của trí thức miền Trung (1949). Tiến Hóa bị đóng cửa, giáo sư cho xuất bản tập văn Ngày mai - cơ quan ngôn luận của giới trí thức miền Trung đòi hòa bình, hiệp thương. Tổng tuyển cử (1954), Mỹ - Diệm lại đóng cửa Ngày Mai, sai bọn côn đồ bao vây nhà, hành hung và bắt giam giáo sư.

Năm 1955 ra tù, giáo sư chuyển vào Sài Gòn dạy học và hoạt động hợp pháp trong giới học sinh, sinh viên tại các trường đại học.

Qua những bài giảng về Văn, Sử, Địa, ông truyền bá chủ nghĩa yêu nước, đường lối cách mạng của Đảng và Bác Hồ, thức tỉnh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc qua những gương sáng trong lịch sử đấu tranh cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trong thế hệ trẻ. Với những việc làm trên, ông lại bị bắt với tội danh “tuyên truyền cho Việt cộng” và bị giam cho đến khi tướng Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Diệm, ông mới được trả tự do.

Tháng giêng năm 1964, giáo sư tham dự Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ hai với bí danh Dương Kỳ Nam và được cử vào Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Giáo sư vẫn tiếp tục hoạt động công khai tại Sài Gòn và cùng chi bộ Đảng lãnh đạo phong trào Dân tộc tự quyết Việt Nam và làm Tổng Thư ký Ủy ban Vận động hòa bình Việt Nam.

Năm 1965, phong trào Dân tộc tự quyết và Ủy ban Vận động hòa bình Việt Nam bị chính quyền Sài Gòn cấm hoạt động. Chúng đã sa thải 300 viên chức trong bộ máy chính quyền đã từng tham gia phong trào và bắt giam 98 người trong đó có những nhân sĩ, trí thức nổi tiếng như: Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ Phạm Văn Huyền, nhà báo Phi Bằng... và “tống cứ” ba nhân vật trên ra miền Bắc hòng “dằn mặt” giới trí thức và sinh viên, học sinh miền Nam đang sục sôi đấu tranh đòi hòa bình, dân chủ và thống nhất đất nước.

Tháng 3.1966, giáo sư được Trung ương Đảng điều động trở lại miền Nam, chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức mới của Mặt trận.

Sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, hưởng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch qua Thư chúc Tết của Người, nhiều nhân sĩ, trí thức, công thương gia, chức sắc các tôn giáo rời đô thị ra vùng giải phóng, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Và ngày 20.4.1968, Đại hội thành lập Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam diễn ra tại vùng giải phóng nhằm mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các nhân sĩ, trí thức, công thương gia, chức sắc các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống chính quyền tay sai và đế quốc Mỹ xâm lược. Giáo sư được cử làm Bí thư Đảng đoàn, Tổng Thư ký của Liên minh. Như Hồ Chủ tịch đã nhận xét: Sự ra đời và những hoạt động của Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình là một thắng lợi rực rỡ của lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.

Để đối phó với Liên minh, chính quyền Sài Gòn mở Tòa án quân sự Mặt trận vùng III chiến thuật, tuyên án tử hình vắng mặt và tịch biên tài sản 10 thành viên của Ủy ban Trung ương Liên minh, trong đó có giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cùng với quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: Thống nhất các đoàn thể nhân dân trước; thống nhất các tổ chức Mặt trận của hai miền sau.

Thực hiện chủ trương trên, Ban trù bị Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận được thành lập do đồng chí Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng ban; các luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo là Phó Trưởng ban trù bị. Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ được cử làm Thành viên Thường trực của Ban trù bị, đồng thời là thành viên của Tiểu ban Văn kiện. Với cương vị trên, giáo sư đã có những đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ nhận định, đánh giá tình hình các nhân sĩ, trí thức miền Nam sau ngày đất nước được giải phóng cũng như tâm tư, nguyện vọng của họ và kiến nghị với Đảng, với Mặt trận những chính sách thu hút nhân sĩ, trí thức vùng mới giải phóng vào công cuộc tái thiết đất nước.

Tại Đại hội Thống nhất các tổ chức Mặt trận, giáo sư được cử làm Ủy viên Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và được phân công phụ trách nhân sĩ, trí thức các tỉnh phía Nam.

Khi chiến tranh Biên giới nổ ra ở phía Bắc và Tây Nam cũng như vấn đề chủ quyền của nước ta về Trường Sa và Hoàng Sa bị vi phạm, giáo sư được Đoàn Chủ tịch phân công biệt phái sang công tác tại Ban Biên giới Chính phủ. Bằng sự hiểu biết uyên thâm của một nhà sử học và với nguồn tài liệu phong phú của bản thân, của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong hoàng tộc từ nhiều nước trên thế giới gửi về, ông cùng Ban Biên giới đã giúp cho Chính phủ khẳng định về mặt pháp lý cũng như về mặt lịch sử chủ quyền không thể tranh cãi của dân tộc ta về hai quần đảo trên.

Giáo sư là tấm gương sáng về lòng yêu nước và lý tưởng cách mạng. Bằng sự tận tụy, hy sinh và mẫu mực của bản thân, ông đã cảm hóa được nhiều học sinh, sinh viên cũng như người thân trong gia đình, trong đồng nghiệp đi theo cách mạng, mà tiêu biểu là giáo sư Lê Quang Vịnh - Chiến sĩ tử tù, người con quang vinh của Tổ quốc.

Viết về giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ không thể không nói đến người bạn đời của ông - bà Trần Xuân Huệ Phương, người đồng hành cùng ông trong suốt chặng đường cách mạng đầy cam go và gian khổ.

Bà Huệ Phương là cháu nội của đề đốc Trần Xuân Soạn. Bà được giáo sư phân công quản lý nhà in Khánh Quỳnh ở Huế - một nhà in vừa hoạt động công khai, vừa bí mật. Công khai vì in ấn các tài liệu của chính quyền ngụy; bí mật vì in tài liệu của Việt Minh. Khi giáo sư bị Tòa án quân sự Mặt trận vùng III chiến thuật của quân đội Sài Gòn tuyên án tử hình vắng mặt và tịch biên tài sản, bằng sự hiểu biết luật pháp và sự giúp đỡ của bạn bè là những luật sư, tranh tụng trước tòa, bà đã thắng, giữ lại được phần tài sản không đứng tên giáo sư.

Nhà in tiếp tục hoạt động công khai và hợp pháp với tên mới Phương Quỳnh, đồng thời là nơi che dấu “tù binh Việt Cộng” trước khi đưa ra miền Bắc, nơi in ấn các tài liệu cách mạng.

Ngày 28.10.1987, giáo sư qua đời tại TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá về giáo sư, Điếu văn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định: “... Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nhà văn, nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và trong sáng, người đảng viên cộng sản một lòng, một dạ trung thành với Đảng, với Tổ quốc, người đồng chí, người bạn chiến đấu vô cùng thân thiết của chúng ta...”.

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.