Giáo sư Đại học Purdue: "Cần có chiến lược rõ ràng khi đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn"

Theo GS.TS kĩ thuật cơ khí GEORGE CHIU, đến từ Đại học Purdue (Mỹ), khả năng đạt được mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam tương đối cao, nhưng để đạt con số đó, Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng, thông minh trong việc sử dụng các nguồn lực đầu tư.

GS.TS George Chiu là chuyên gia về hệ thống cơ điện tử, hệ thống điều khiển và xử lý hình ảnh. Ông từng làm giám đốc chương trình tại Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, thành viên Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Mỹ và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ hình ảnh. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, GS.TS George Chiu đã chia sẻ với báo chí về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các kinh nghiệm trên thế giới trong phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn.

Nên tận dụng phát huy từ những ngành kĩ thuật truyền thống

- Hiện Việt Nam có khoảng 40 trường đại học đang đào tạo các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn. Trong năm 2024, nhiều trường cũng thông báo mở hoặc chuẩn bị mở các ngành học trong lĩnh vực bán dẫn. Ông đánh giá thế nào về sự chuẩn bị của Việt Nam trong lĩnh vực này?

GS.TS George Chiu: Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn. Việt Nam đang ở vị trí tốt, dù sự cạnh tranh, đặc biệt trong Đông Nam Á rất cao.

Trong chuyến công tác của tôi đến Việt Nam, tôi đã có dịp được làm việc với một số trường đại học và các bên liên quan. Phần lớn chủ đề chúng tôi đã nói đến xoay quanh phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là ở lĩnh vực bán dẫn. Tôi thấy có rất nhiều sự quan tâm và hào hứng về chủ đề này.

GS.TS kĩ thuật cơ khí George Chiu:
GS.TS George Chiu 

Hiện nay, nhiều người có định nghĩa chưa đúng lắm về ngành bán dẫn. Ngành bán dẫn là tổ hợp của nhiều ngành kỹ thuật truyền thống, ví dụ như ngành khoa học máy tính, ngành kĩ thuật hóa chất, ngành kỹ thuật công nghiệp, ngành kỹ thuật vật liệu,… Vì vậy, trong việc giáo dục đào tạo, chúng ta không nên tạo ra một ngành hoàn toàn mới là ngành bán dẫn mà trên thực tế là chúng ta nên tận dụng phát huy từ những ngành kĩ thuật truyền thống.

Bán dẫn được coi là một ứng dụng của những ngành kĩ thuật truyền thống, như vậy, trong quá trình tuyển sinh cũng như phát triển nguồn nhân lực, thay vì tuyển sinh cho ngành mới là ngành bán dẫn thì chúng ta vẫn nên khuyến khích các ngành kĩ thuật tổng hợp.

Như vậy, chúng ta sẽ tạo ra nền tảng vững cho ngành kĩ thuật. Cũng như bảo đảm tình huống lâu dài thay vì chỉ tập trung đào tạo cho ngành bán dẫn, và sẽ có rủi ro tồn tại quá nhiều sinh viên ngành bán dẫn.

 - Vậy sinh viên đào tạo từ những ngành kĩ thuật tổng hợp có thể đáp ứng ngay yêu cầu công việc ngành bán dẫn không, thưa ông?

GS.TS George Chiu: Việc trao đổi giữa các doanh nghiệp và nhà trường rất quan trọng. Ví dụ ngay cả ở Đài Loan, vẫn có đâu đó sự chênh lệch giữa hệ thống giáo dục và yêu cầu đầu vào của doanh nghiệp, do đó, họ đề cao việc trao đổi giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Thời gian qua, trong quá trình làm việc với các nhà trường ở Việt Nam, tôi thấy rằng, Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác công - tư để có thể chuẩn bị cho lực lượng lao động sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi các trường đại học, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đều nhận ra thì tôi nghĩ, thời gian tới chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề này.

GS.TS kĩ thuật cơ khí George Chiu:
Giảng viên Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) hướng dẫn sinh viên thiết kế hệ thống điều khiển thông minh. 

Việt Nam có nền tảng mạnh về nhân tài công nghệ

- Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030?

GS.TS George Chiu: Mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 là mục tiêu tham vọng nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu Việt Nam đạt được điều này. Tôi nghĩ khả năng các bạn đạt được mục tiêu là tương đối cao, nhưng sẽ phải thật thông minh và có chiến lược rõ ràng trong việc sẽ sử dụng các nguồn lực đầu tư như thế nào.

Việt Nam hãy tìm ra thế mạnh của mình. Tôi thực sự lạc quan về nguồn nhân lực của Việt Nam và tôi thấy được Việt Nam có được nền tảng mạnh về nhân tài công nghệ. Tôi đã có dịp gặp gỡ các bạn sinh viên Việt Nam tại Trường Đại học Purdue, tôi thấy rằng, trình độ tiếng Anh của các bạn rất tốt, tự tin và biết chính xác mình muốn gì và cần làm gì. Do đó, tôi cho rằng, nếu Việt Nam cứ duy trì như hiện tại thì Việt Nam sẽ thành công trong tương lai.

Cùng với đó, Việt Nam cần sử dụng các mối quan hệ đối tác mà Việt Nam đang có. Ví dụ tháng 9 năm ngoái, Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ thành Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tuyên bố chung của hai nước sau đó đề cập tới hợp tác sản xuất chất bán dẫn, chip và lĩnh vực công nghệ cao. Mỹ cam kết cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai. Hãy tận dụng những gì sẵn có cho việc phát triển nhân tài của các bạn, tận dụng những gì họ có thể giúp về giáo dục.

Bên cạnh bảo đảm lực lượng lao động thì cũng cần có những hướng dẫn rõ ràng và công bằng cho các công ty tham gia thị trường chip bán dẫn tại Việt Nam. Điều quan trọng là sự tôn trọng của chúng ta với việc sở hữu trí tuệ, vì đây là ngành công nghệ cao nên việc bảo đảm sở hữu trí tuệ là yêu cầu cấp thiết.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.