Giao lưu với tác giả cuốn sách "Bố con cá gai"

Ngày 9.3, chương trình giao lưu với tác giả và dịch giả cuốn sách “Bố con cá gai” sẽ diễn ra tại Lotte Mall West Lake Hanoi, 272 Võ Chí Công.

Xuất bản lần đầu năm 2000, đến nay Bố con cá gai vẫn là một trong những cuốn tiểu thuyết được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, được Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyên đọc và đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng trên thế giới.

Cuốn sách kể về hành trình hai cha con cậu bé Daum cùng nhau chống chọi lại căn bệnh máu trắng mà Daum mắc phải. Đó là một hành trình mà nếu Daum đau đớn trăm lần thì cha của cậu đau đến vạn lần.

481168891-1048087694025631-4100999169479040322-n.jpg
Chương trình giao lưu là cầu nối giữa bạn đọc với tác giả, dịch giả của cuốn sách

“Ở hiền gặp lành” không phải là trường hợp của Jeong Ho Yeon - cha của Daum. Từ nhỏ, Ho Yeon đã là một đứa trẻ đáng thương, cả bố và mẹ đều bỏ rơi anh. Cứ ngỡ khi trưởng thành anh sẽ tự mình giành lấy được hạnh phúc, có được một gia đình nhỏ ấm êm, thì giờ đây, vợ của Ho Yeon cũng bỏ anh chạy theo giấc mơ riêng của cô, để anh một mình gà trống nuôi con.

Nếu cứ sống mãi trong hạnh phúc thì làm sao biết được hạnh phúc là gì. Nếu cứ vùi mình trong nỗi đau thì cũng sẽ chẳng còn biết đau. Ho Yeon và đứa con trai bé bỏng Daum ngày ngày chống chọi với căn bệnh ung thư máu. Đau đớn ngày một bủa vây lấy cha con họ nhiều hơn chứ chẳng hề thuyên giảm. Thế nhưng, người lạc quan thì luôn thấy được hy vọng, người tích cực thì luôn mỉm cười dẫu đớn đau.

“Hạnh phúc là gì nhỉ? Bố đã nói thế này này: Đó là có thể sống với người mình yêu thương, và có thể làm bất cứ điều gì vì người mà mình yêu thương. Hình như trong suy nghĩ của bố, hạnh phúc chính là tình yêu. Nếu mà đúng như lời bố nói thì tôi đã hạnh phúc rồi. Vì tôi đang được ở bên cạnh bố - người mà tôi yêu thương nhất thế gian này"...

Từng đoạn trong cuốn sách đã chạm đến trái tim của bao độc giả. Tại Việt Nam, cuốn sách cảm động về tình cha con, về những hy sinh của người cha này lấy đi nước mắt của bạn đọc. Bố con cá gai được chọn vào danh sách những cuốn sách nên đọc về tình cảm gia đình, và Cho Chang In trở thành một trong những nhà văn Hàn Quốc được độc giả Việt yêu mến.

Chương trình giao lưu do Nhã Nam tổ chức ngày 9.3, nhân dịp tác giả Cho Chang In tới Việt Nam. Dịch giả Nguyễn Thị Thu Vân cũng có mặt để chia sẻ cảm xúc về quá trình chuyển thể bản tiếng Hàn sang tiếng Việt.

Sự kiện là cầu nối giữa bạn đọc với tác giả, dịch giả của cuốn sách, dành cho bạn đọc yêu mến Bố con cá gai và nền văn học - dịch thuật văn học Hàn Quốc.

Văn hóa - Thể thao

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.