Pháp luật về giáo dục mầm non của Trung Quốc

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

18827639-web1-teacher.jpg
Nguồn: sixthton.com

Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt trong giáo dục và việc làm, nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc cho rằng con cái cần học kiến thức sơ cấp ngay từ mẫu giáo để chuẩn bị tốt hơn cho bậc tiểu học. Kết quả là, xu hướng “giáo dục nâng cao” cho trẻ mầm non ngày càng trở nên phổ biến. Trước tình trạng này, ngày 2.6.2023, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Dự thảo Luật Giáo dục mầm non của Trung Quốc nhằm điều chỉnh giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi, trong đó quy định rõ rằng trường mẫu giáo không được áp dụng tài liệu học tập hay phương pháp giảng dạy của giáo dục tiểu học cho trẻ mầm non.

Giai đoạn chuyển tiếp: vai trò của môi trường giáo dục tích cực

Trẻ mầm non thuộc nhóm tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường gia đình chăm sóc sang môi trường học tập ở trường lớp. Đây là thời kỳ dễ bị tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, giáo dục cho nhóm tuổi này cần tràn đầy tình yêu thương, tôn trọng và khuyến khích. Một môi trường giáo dục lý tưởng cho trẻ mầm non phải bảo đảm nhu cầu thư giãn, an toàn và phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, nơi các em có thể học qua trải nghiệm thực tế, hoạt động thực hành, tương tác nhóm, khám phá và sáng tạo qua trò chơi. Tuy nhiên, do các xu hướng thực dụng phổ biến, đã có nhiều quan điểm sai lầm về giáo dục mầm non, tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho hệ thống giáo dục này, chẳng hạn như xu hướng các trường tư thục thúc đẩy mô hình giáo dục nâng cao ngay từ cấp mầm non.

Một cuộc khảo sát của Nhật báo Thanh niên Trung Quốc năm 2018 cho thấy, 81,1% người được hỏi cho biết, vấn đề giáo dục nâng cao tồn tại phổ biến tại các trường mẫu giáo xung quanh nhà họ, trong đó 19,8% cho rằng vấn đề này rất nghiêm trọng. 54,0% cho biết các trường mẫu giáo dạy Pinyin (bính âm - viết tiếng Trung bằng các ký tự Latin), đọc viết và toán học - những nội dung thuộc chương trình tiểu học, và 47,4% nhận xét rằng trường mẫu giáo dùng sách giáo khoa để dạy nội dung theo môn học và giao bài tập viết tay.

Nguyên nhân của nhu cầu giáo dục nâng cao ở cấp mẫu giáo Trung Quốc là do ảnh hưởng từ nền văn hóa giáo dục cạnh tranh trong thi cử. Theo các nhà phân tích, do áp lực thi đại học nặng nề, cả hệ thống giáo dục đều bị kéo vào chuỗi liên kết từ mẫu giáo đến đại học. Vì vậy, giáo dục mầm non thường bị xem là một phần mở rộng của giáo dục cơ bản, dẫn đến việc áp dụng chương trình và phương pháp giáo dục tiểu học vào mẫu giáo. Bên cạnh đó, nhiều trường mẫu giáo, đặc biệt là các trường tư thục, thường vì lợi nhuận mà triển khai chương trình tiểu học để thu hút phụ huynh, qua đó tăng lượng tuyển sinh, nhưng đồng thời làm trầm trọng thêm vấn đề giáo dục nâng cao. Nguyên nhân khác bắt nguồn từ thiếu tình trạng giáo viên mầm non có chuyên môn. Một số giáo viên hiện tại chưa qua đào tạo chuyên sâu về giáo dục mầm non, thiếu kỹ năng xây dựng chương trình và do đó áp dụng phương pháp giảng dạy tiểu học vào lớp học mầm non. Đặc biệt, kỳ vọng quá cao từ nhiều phụ huynh cũng làm trầm trọng thêm tình hình. Nhiều người muốn con mình vượt trội ngay từ nhỏ, gửi con vào các trường mẫu giáo chất lượng cao hoặc các chương trình ngoại khóa với các môn học như Pinyin, số học và tiếng Anh, dẫn đến việc tạo nên vòng lặp kỳ vọng và áp lực không cần thiết.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho giáo dục mầm non đi chệch khỏi mục đích ban đầu là thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ em và trở thành công cụ cạnh tranh trong cuộc đua giáo dục.

Tác hại của giáo dục nâng cao đối với trẻ em

Jean-Jacques Rousseau, nhà triết học người Pháp vào thế kỷ XVIII, nổi tiếng với quan điểm rằng giáo dục nên phù hợp với sự phát triển tự nhiên của trẻ em, nhằm giúp trẻ trưởng thành một cách toàn diện và hài hòa. Trong tác phẩm nổi tiếng Émile, ou De l’éducation (Émile, hay Bàn về giáo dục), Rousseau lập luận rằng trẻ em không nên bị ép buộc tiếp thu những kiến thức và kỹ năng không phù hợp với giai đoạn phát triển của chúng. Ông tin rằng việc thúc đẩy trẻ lớn lên một cách không tự nhiên sẽ làm tổn hại đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của chúng, giống như một quả chưa đạt độ chín nhưng có nguy cơ sớm hỏng. Quan điểm của ông đặt nền tảng cho nhiều lý thuyết giáo dục sau này, đặc biệt là các phương pháp giáo dục tôn trọng tính tự nhiên và nhu cầu phát triển của trẻ em.

Rousseau cho rằng, phá vỡ quá trình phát triển tự nhiên của trẻ em sẽ dẫn đến việc hình thành những "đứa trẻ già trước tuổi", phát triển trước khi các em sẵn sàng về mặt nhận thức và cảm xúc. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cả quá trình học tập và cuộc sống của các em sau này

Giáo dục nâng cao có vẻ như thúc đẩy sự phát triển sớm, nhưng thực tế lại cản trở quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ bị áp lực phải tiếp thu kiến thức trước tuổi sẽ dễ gặp phải vấn đề như giảm thời gian chơi, mất đi sự tò mò về thế giới, phát triển các vấn đề xã hội và tâm lý như thiếu tự tin, khó khăn trong giao tiếp và rối loạn nhân cách. Hơn nữa, việc học trước chương trình tiểu học còn có thể tạo ra tình trạng mệt mỏi trong học tập khi trẻ bước vào cấp học chính thức.

Bên cạnh đó, việc phổ biến giáo dục nâng cao đã làm sai lệch mục tiêu giáo dục mầm non, dẫn đến lãng phí tài nguyên giáo dục. Các cơ sở mẫu giáo trang bị cho chương trình giáo dục bằng trò chơi nhưng lại không được sử dụng hiệu quả, và trẻ học trước chương trình sẽ bị lặp lại nội dung khi vào tiểu học, làm giảm sự quan tâm và động lực học tập của các em trong giai đoạn sau.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.