Giáo dục cần xây dựng hệ sinh thái về AI - ChatGPT như thế nào?

Ngày 23.2, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm khoa học “Giáo dục và hệ sinh thái AI-GPT: Cơ hội và thách thức”.

Xu hướng tác động của AI tới giáo dục 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho biết, ChatGPT là một chatbot do OpenAI phát triển, ngay từ đầu không nhằm mục đích sử dụng như một công cụ giáo dục. Nó có thể được sử dụng để tạo gợi ý cho các bài viết mang tính sáng tạo, những cuộc trò chuyện thú vị hoặc đơn giản là để phục vụ nhu cầu giải trí. Tuy nhiên, nó không được thiết kế để sử dụng cho mục đích dạy học.

Tuy nhiên, trong thực tế sự tò mò, quan tâm, thậm chí có phần lo lắng của xã hội và những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trước sự hiện hữu của ChatGPT đã dấy lên những luồng ý kiến khác nhau, vượt qua cả giới hạn về nhận định của một giải pháp công nghệ.

 vie_0211.jpg -0

Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, GS.TS Nguyễn Quý Thanh phát biểu khai mạc

GS.TS Nguyễn Quý Thanh nhận định, đây mới chỉ là một sự khởi phát công nghệ giáo dục, đánh thức về những khả năng, giới hạn mới của công nghệ được thâm nhập sâu vào giáo dục trong thời gian sắp tới.

Nhà trường hy vọng tọa đàm khoa học “Giáo dục và hệ sinh thái AI-GPT: Cơ hội và thách thức”, sẽ đưa ra được những ý kiến mang tính tổng hợp, đề xuất khuyến nghị với các nhà giáo dục, nhà khoa học và đội ngũ giáo viên về những cơ hội, thách thức và hành động trong tiếp cận các công nghệ giáo dục mới.

vie_0248.jpg -0

Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục - Trường Đại học Giáo dục, TS. Tôn Quang Cường

Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục - Trường Đại học Giáo dục, TS. Tôn Quang Cường đã chia sẻ về câu chuyện ChatGPT từ góc nhìn giáo dục, bằng những thuật toán, mô hình, giải pháp công nghệ, hiện nay việc tạo sinh ra các nội dung là cơ hội rất lớn đối với người học.

Các nội dung này được sinh ra tức thời, người học có thể tiếp cận, đặt câu hỏi và tiếp nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi, với bất kỳ ai, về bất kỳ câu chuyện gì. Nếu có thời gian trải nghiệm ChatGPT, chúng ta sẽ thấy khả năng ứng đáp câu chuyện, giao tiếp với con người khá tốt.

Vai trò làm chủ của người học ngày càng được đề cao

Theo TS. Tôn Quang Cường, giáo dục Việt Nam đang chuyển dịch từ cách dạy cung cấp câu trả lời sang cách dạy giúp người học đi tìm kiếm câu trả lời và một trong những kỹ năng đầu tiên là phải biết cách đặt câu hỏi. 

Trong xu hướng giáo dục hiện nay, vai trò làm chủ của người học ngày càng được đề cao. Họ có thẩm quyền tự quyết định mình sẽ tiếp nhận kiến thức nào, trải nghiệm những gì, lựa chọn học từ đâu. 

Để giúp người học có thể đặt chính xác câu hỏi từ đó lấy được thông tin mong muốn, đòi hỏi giáo dục cần nhiều sự thay đổi. Cần tạo nhiều động lực, khuyến khích và thay đổi cách tiếp cận với giáo dục, sư phạm.

TS Cường cho rằng, chuyện dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thúc đẩy cá nhân hóa sâu sắc. Cá nhân hóa trong việc dạy học là một xu hướng, một quan điểm đúng đắn. Đây là điều dễ hiểu vì trong cuộc sống, chúng ta làm gì cũng đều cá nhân hóa nhưng riêng đối với việc học hiện nay chưa làm được điều đó. Những cơ hội, công nghệ mới này là một giải pháp ưu việt để hỗ trợ thêm cho giáo dục.

Theo PGS.TS Vũ Trọng Lưỡng, Khoa Quản trị chất lượng, cơ hội từ AI, ChatGPT nổi bật là hỗ trợ học tập và giảng dạy, bằng cách giải đáp các câu hỏi của học sinh, cung cấp thông tin bổ sung, hướng dẫn, phản hồi tức thì cho các bài tập.

ChatGPT này có thể nâng cao khả năng tìm kiếm và nghiên cứu cho học sinh, bằng cách cung cấp thông tin đáng tin cậy, chính xác và giúp học sinh phân tích và tổng hợp thông tin một cách hiệu quả; cung cấp cho học sinh trải nghiệm học tập tương tác và thú vị bằng cách đưa ra các câu hỏi phức tạp và thử thách, phản hồi dựa trên sự phát triển của học sinh.

Bên cạnh đó, ChatGPT có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng cách chuẩn bị tài liệu giảng dạy, phản hồi nhanh chóng cho các câu hỏi của học sinh, giúp giảm bớt khối lượng công việc của giáo viên và tăng cường hiệu quả giảng dạy. ChatGPT sẽ đánh giá, phân tích dữ liệu bằng cách thu thập và phân tích thông tin học sinh, giúp giáo viên, nhân viên giáo dục đưa ra quyết định, định hướng giáo dục chính xác hơn.

vie_0317.jpg -0

TS. Kim Mạnh Tuấn, Khoa Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục

Thách thức và cơ hội về quản lý các cơ sở giáo dục 

Tại toạ đàm, TS. Kim Mạnh Tuấn, Khoa Quản lý giáo dục đã chỉ ra những thách thức về quản trị cơ sở giáo dục trước câu chuyện của Chat GPT. Trong đó, tiến sĩ nhấn mạnh các thách thức trong Quản lý thích ứng với công nghệ mới; Quản lý thích ứng với các phương pháp giảng dạy và học tập mới; Quản lý quyền về dữ liệu; Duy trì sự tương tác của con người; Quản lý chi phí công nghệ; Giải quyết các vấn đề về công bằng; Giải quyết các mối quan tâm về đạo đức; Thách thức đổi mới các hoạt động hướng nghiệp...

Theo TS. Kim Mạnh Tuấn, để có thể đánh giá bài luận của học sinh bằng tiếng Anh, trước đây giáo viên mất rất nhiều thời gian. Hiện nay, giáo viên chỉ cần đưa  AI, ChatGPT vào sẽ đánh giá được ngay bài luận tiếng Anh của học sinh.

Các hoạt động hướng nghiệp cũng đứng trước yêu cầu cần phải đổi mới. Chúng ta chưa dự đoán được trong tương lai 20-30 năm nữa, các nghề nghiệp nào sẽ mất đi. Trong việc đổi mới hướng nghiệp, việc học sinh nên học ngành gì.

vie_0342.jpg -0

 Các khách mời tham gia toạ đàm 

TS. Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục - Đại học Giáo dục nhấn mạnh, chúng ta cần phải chấp nhận công nghệ mới như một hiện tượng, sự tất yếu trong câu chuyện giáo dục. Khi sử dụng cần được định hướng, sự kiểm soát nhất định, đặc biệt vấn đề xác thực thông tin, tính liêm chính học thuật, đạo đức trong quá trình sử dụng; các công nghệ này phải tuân thủ các yêu cầu đặc thù của giáo dục. Trong đó, vấn đề liên quan đến tương tác con người, nội dung hay quản trị trong nhà trường, đặc biệt là vấn đề phát triển những năng lực sáng tạo cho học sinh. 

"Chúng ta coi ChatGPT là một công cụ mang tính hỗ trợ, với vai trò là trợ lý cho các công việc thực hiện trong nhà trường hay trong lĩnh vực giáo dục. Thực hiện chức năng truy tìm, truy xuất dữ liệu cần thiết cho cả người dạy và học" - TS Tôn Quang Cường chia sẻ. 

Tại toạ đàm, nhiều đại biểu cho rằng, ChatGPT có thể giải phóng cho giáo viên trong các công việc phải lặp đi lặp lại. Đây là cơ hội giúp ngành giáo dục chuyển đổi từ dạy nội dung sang năng lực. Nếu dùng ChatGPT hợp lý có thể tạo ra tài liệu cá thể hóa cho mỗi học sinh.

Tuy nhiên làm sao để sử dụng ChatGPT hay các công nghệ AI khác một cách hợp lý là thách thức cần các nhà giáo dục kết hợp với nhà hoạch định chính sách vào cuộc. 

Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).