Xôn xao quy định cộng điểm ưu tiên thi lớp 10 cho con người hoạt động cách mạng trước 1945

Những ngày qua, nhiều ý kiến tranh luận nảy sinh khi trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của một số Sở GD-ĐT có quy định: cộng điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945.

Theo đó, ở phần chế độ ưu tiên trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024 của một số địa phương có quy định rõ đối tượng cộng 2 điểm ưu tiên như sau:

“Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên";

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.

Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng quy định nhóm được cộng điểm ưu tiên gồm "con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945" là không phù hợp, “xa rời thực tế”.

Bởi người hoạt động cách mạng trước năm 1945 hiện đã trên dưới 100 tuổi, trong khi độ tuổi của học sinh vào lớp 10 năm học này là 15 tuổi. 

Xôn xao về chính sách cộng điểm thi lớp 10 cho con người hoạt động cách mạng trước 1945 -0
Đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024 của một địa phương

Theo lý giải của một số địa phương, quy định đối tượng ưu tiên vào lớp 10 trong văn bản của Sở GD-ĐT đưa ra là dựa theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014 về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên gồm:

Nhóm đối tượng 1: Con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên".

Nhóm đối tượng 2: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

Nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số; Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đến ngày 26.5.2014, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 7 (bổ sung vào nhóm đối tượng 1 được cộng điểm ưu tiên) của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.

Theo đó, bổ sung đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên là: “con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945".

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề trên PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch chuẩn bị sửa đổi quy định đối tượng được cộng điểm ưu tiên nói trên.

Theo PGS Thành, Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được ban hành năm 2014. Khi đó, ban soạn thảo thông tư muốn bao quát hết tất cả các đối tượng và trường hợp này là tính cả con đẻ và con nuôi hợp pháp của người hoạt động cách mạng, tức tính cả đối tượng hoạt động cách mạng nhận con nuôi. 

Ví dụ, người tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 15 tuổi nhưng đến 60-70 tuổi, thậm chí nhiều tuổi hơn mới nhận con nuôi. Như vậy, vẫn có thể con của họ thi vào lớp 10 khi họ ở độ tuổi khoảng 90. 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, chính sách có tính thời điểm.

“Cách đây 10 năm, mọi việc hoàn toàn khác. Đến khi đối tượng không còn sẽ bỏ đi, tuy nhiên chúng tôi tính toán cần độ trễ nhất định để không bỏ sót người đáng được hưởng chế độ ưu tiên, nhằm đảm bảo quyền lợi. Thông tư của Bộ GD-ĐT cũng không quy định mức điểm ưu tiên cụ thể là bao nhiêu mà việc này sẽ do Sở GD-ĐT địa phương quyết định”, ông cho hay.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà.