Xếp hạng QS Châu Á 2024: Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục gia tăng uy tín tuyển dụng

Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á 2024 (QS AUR 2024). Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp ở vị trí 187 - trong nhóm 22% các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Châu Á.

Trong kỳ xếp hạng QS AUR 2024, tổ chức QS đã xếp hạng cho 857 cơ sở giáo dục đại học của Châu Á (trong đó có 149 cơ sở giáo dục đại học lần đầu được xếp hạng).

Kết quả xếp hạng này được dựa trên phân tích phản hồi từ hơn 2,1 triệu bầu chọn từ học giả và 617.000 bầu chọn từ nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Cùng với đó, QS đã phân tích từ hơn 141,6 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2017-2022) từ 17,6 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2017-2021).

Xếp hạng QS Châu Á 2024: Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục gia tăng uy tín tuyển dụng -0
Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lên vị trí 131 Châu Á về Uy tín tuyển dụng 

Theo kết quả QS AUR 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội có bước tiến vững chắc về Uy tín tuyển dụng khi gia tăng lên vị trí 131 của Châu Á (với mức điểm 34,2 điểm). Kết quả này phản ánh được chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đang ngày càng gia tăng và được đánh giá cao bởi thị trường lao động - đại diện là các nhà sử dụng lao động trong nước và quốc tế.

Ngoài gia tăng về Uy tín tuyển dụng, Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì thế mạnh về Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (xếp hạng 89 Châu Á - đạt 71,9 điểm) và Uy tín học thuật (xếp hạng 147 Châu Á - đạt 27,7 điểm).

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2024 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số. Cụ thể:

TT

Tiêu chí

Trọng số

1

Đánh giá của học giả

30%

2

Đánh giá của nhà tuyển dụng

20%

3

Tỷ lệ giảng viên/ sinh viên

10%

4

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ

5%

5

Số bài báo khoa học / giảng viên

5%

6

Tỷ lệ trích dẫn/ bài báo khoa học

10%

7

Mạng lưới nghiên cứu quốc tế

10%

8

Tỷ lệ giảng viên quốc tế

2,5%

9

Tỷ lệ sinh viên quốc tế

2,5%

10

Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi

2,5%

11

Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi

2,5%

Trước đó, cuối tháng 10.2023, Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực - World University Ranking by Subjects 2024 (THE WUR by Subjects 2024). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 lĩnh vực đào tạo. Ở kỳ xếp hạng 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội nâng số lượng lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 lĩnh vực (tăng thêm 2 lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023).

Trong bảng xếp hạng THE WUR by Subjects 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì 6 lĩnh vực đã được xếp hạng trong kỳ xếp hạng trước và gia tăng thêm 2 lĩnh vực mới được xếp hạng là Sức khỏe lâm sàng (Clinical and Health) và Giáo dục (Education). 

Lĩnh vực Giáo dục (Education) lần đầu tiên được THE đánh giá, và đạt được thứ hạng 401 - 500 thế giới, là cơ sở giáo dục đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng, khẳng định vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội trong nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực giáo dục. Lĩnh vực Sức khỏe và lâm sàng (Clinical and Health) cũng lần đầu tiên được THE đánh giá và có thứ hạng 601 - 800. Như vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 8/11 lĩnh vực được THE xếp hạng.

Cuối tháng 9.2023, tổ chức xếp hạng THE cũng đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2024 (THE WUR 2024). Đây là kỳ xếp hạng có cơ sở giáo dục đại học tham gia nhiều nhất với 2.673 cơ sở giáo dục đại học từ 127 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục củng cố vị thế trong hoạt động đào tạo khi tiêu chí Giảng dạy (Teaching) ở vị trí thứ nhất Việt Nam.

Trong bảng xếp hạng QS AUR 2024, ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam có thêm 14 cơ sở giáo dục đại học khác được xếp hạng.

Các cơ sở giáo dục đại học này gồm: Trường Đại học Duy Tân; Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Huế; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trường Đại học Sư pham kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Giao thông vận tải; Trường Đại học Văn Lang; Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.