Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học: Có giám sát được hoạt động của các trường?

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học đặt lợi ích người học là trọng tâm, toàn xã hội có thể giám sát, đánh giá; cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên có liên quan.

Ngày 1.8, Bộ GD-ĐT tổ chức Toạ đàm góp ý dự thảo Thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Theo Bộ GD-ĐT mục đích của chuẩn cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) là quy định các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) làm cơ sở để: Thẩm định và giám sát điều kiện hoạt động đào tạo của các CSGDĐH theo quy định của pháp luật; Công khai, minh bạch thông tin về năng lực, kết quả hoạt động của các CSGDĐH; Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới CSGDĐH.

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
Toạ đàm góp ý dự thảo Thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục đại học

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, từ trước tới nay, quy hoạch cơ sở giáo dục đại học theo quy mô, vùng, địa phương. Quy hoạch ở đây, không chỉ về đất đai, về cơ sở vật chất để hướng đến phát triển nguồn lực con người. Do vậy, quy hoạch phải có chuẩn.

Việc thành lập cơ sở giáo dục đại học do Thủ tướng quyết định nhưng điều kiện để được cấp phép hoạt động là do Bộ GD-ĐT nhằm để đảm bảo trong quá trình hoạt động, các cơ sở giáo dục phải đạt ngưỡng tối thiểu của hoạt động chung, đảm bảo về quy mô phát triển.

Sau một thời gian quy mô đại học tăng lên thì điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động sẽ khác ban đầu. Người học, cơ quan quản lý cần có các thông tin, cơ sở để đánh giá một cơ sở GDĐH.

Thứ trưởng Sơn cho rằng, khi thực hiện tự chủ đại học, Bộ GD-ĐT không can thiệp nhiều vào các hoạt động của các trường. Tuy nhiên, Luật Giáo dục mới có quy định là chuẩn cơ sở giáo dục đại học và chuẩn chương trình đào tạo. Đối với chuẩn cơ sở GDĐH thì các cơ sở phải đáp ứng được yêu cầu nhưng khi hoạt động thì phải đoạt chuẩn chương trình đào tạo. 

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

Thứ trưởng Sơn cho biết, chuẩn cơ sở giáo dục đại học và chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục khác nhau. Chuẩn CSGDĐH nhằm đảm bảo tính thống nhất của quốc gia trong việc tuân thủ quy định các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học làm cơ sở để thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thẩm định và giám sát điều kiện hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, chuẩn kiểm định là để các cơ sở giáo dục đại học tự đánh giá và cải tiến chất lượng, mục tiêu đã công bố để các tổ chức kiểm định đánh giá, xem xét công nhận chất lượng của cơ sở giáo dục đại học theo chu kỳ khoảng 5 năm một lần.

"Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học đặt lợi ích người học là trọng tâm, toàn xã hội có thể giám sát, đánh giá; CSGDĐH thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên có liên quan" - thứ trưởng Sơn nhấn mạnh. 

Nhiều băn khoăn khi áp dụng tiêu chuẩn 

Thông tư chuẩn cơ sở giáo dục đại học gồm 6 tiêu chuẩn, 24 tiêu chí gồm: 1.Tiêu chuẩn về Tổ chức và quản trị; 2. giảng viên, 3. Điều kiện học tập; 4. Tài chính; 5. Tuyển sinh và đào tạo; 6. Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Tại toạ đàm, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Thông tư về chuẩn cơ sở đại học rất quan trọng đối với các trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn nhất là tiêu chí về cơ sở vật chất, tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo vì thấy khó khả thi, cần điều chỉnh.

Cụ thể, theo dự thảo tiêu chuẩn yêu cầu tỉ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động, tính trên số giảng viên toàn thời gian, không thấp hơn 80%. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tính trên số giảng viên toàn thời gian phải đạt trên 20% và từ năm 2030 đạt trên 30% đối với cơ sở đào tạo không đào tạo tiến sĩ; trên 10% đối với các trường chuyên ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ; Đạt trên 40% và từ năm 2030 đạt trên 50% đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ; trên 20% đối với các trường chuyên ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ. Tỉ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy đạt trên 70%.

Đặc biệt, đối với điều kiện học tập, theo dự thảo diện tích đất trên một người học chính quy, quy chuẩn theo trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và vị trí khuôn viên, từ năm 2030 không nhỏ hơn 25 mét vuông tính theo mỗi địa phương mà cơ sở đào tạo có trụ sở, phân hiệu.

Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu trên một người học chính quy, quy chuẩn theo trình độ và lĩnh vực đào tạo, không nhỏ hơn 5 mét vuông tính theo mỗi địa phương mà cơ sở đào tạo có trụ sở, phân hiệu.

Dự thảo cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo có năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, thể hiện qua nguồn thu khoa học - công nghệ và khả năng công bố khoa học.

Theo đó, tỉ trọng thu từ hoạt động khoa học - công nghệ trên tổng thu của cơ sở đào tạo, tính trung bình trong 3 năm gần nhất đạt tối thiểu 5% và đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ phải đạt tối thiểu 10%.  Số lượng công bố khoa học quy chuẩn theo lĩnh vực đào tạo hàng năm tính trung bình trên một giảng viên toàn thời gian đạt tối thiểu 0,3 bài, đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ không phải trường chuyên ngành đặc thù chỉ tính các bài có trong danh mục Web of Science (WoS) hoặc Scopus.

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
GS.TS Đào Văn Đông, trường ĐH Hoà Bình

GS.TS Đào Văn Đông, trường ĐH Hoà Bình nhận định, nội hàm thông tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục đại học trong tương lai gần. Mục tiêu quan trọng nhất là giúp cho chúng ta quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, theo GS Đông, nếu chiếu theo chuẩn của dự thảo mà Bộ đưa ra theo kết quả đã khảo sát thì hệ thống đại học đang lãng phí về tài nguyên, mất cân đối giữa Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với các địa phương cả nước.  Xu hướng chung là sinh viên tập trung ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, trong khi đó quỹ đất ở 2 thành phố này không nở được nữa nên cần phải làm rõ thêm về vấn đề này.

TS Nguyễn Văn Đức, Phó hiệu trưởng trường ĐH Dệt May Hà Nội băn khoăn, việc di dời các trường đại học đã có chủ trương từ lâu nhưng theo tiêu chuẩn dự thảo là giữ trường đại học lại nội thành, vấn đề này cần phải làm rõ. Bên cạnh đó, chưa có sự phân biệt giữa giảng viên tỉ lệ trường nội thành và trường ngoại thành. 

Về tiêu chí “số lượng công bố khoa học quy chuẩn theo lĩnh vực đào tạo hàng năm tính trung bình trên một giảng viên toàn thời gian đạt tối thiểu 0,3 bài, đối với cơ sở đào tạo có đào tạo tiến sĩ không phải trường chuyên ngành đặc thù chỉ tính các bài có trong danh mục Web of Science (WoS) hoặc Scopus”, TS Nguyễn Văn Đức lo lắng nhiều trường khó đạt được. Không thể cứ nói phấn đấu đạt được, vậy trong vài năm tới chưa đạt chuẩn thì xử lý thế nào?

PGS.TS Trương Đại Lượng, Trưởng phòng đào tạo, quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, với quy định về tiêu chuẩn diện tích đất và diện tích sàn xây dựng trên thấy khó có khả năng thực hiện được bởi cách đây 20 năm Bộ VHTT-DL đã tính toán diện tích cho trường nhưng không khả thi. Dự kiến đến năm 2030 lại càng khó hơn. Do đó, cần tính đến yếu tố đặc thù, với diện tích như hiện nay nhà trường không tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì mới đáp ứng được theo chuẩn. 

Chuẩn trường đào tạo tiến sĩ cao hơn trường không đào tạo tiến sĩ

TS Lê Đông Phương thành viên ban soạn thảo cho biết,giáo dục đại học Việt Nam

Chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng từ năm 2025

Bộ GD-ĐT dự kiến công bố kết quả thực hiện chuẩn cơ sở GDĐH của các cơ sở đào tạo trước ngày 30.6 hàng năm, bắt đầu từ năm 2025.

Thực hiện các biện pháp cần thiết để thường xuyên giám sát, cải tiến chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐH, đảm bảo đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn cơ sở GDĐH từ năm 2025.

đang đại chúng hoá, nên chúng ta không thể nào không áp dụng tiêu chuẩn diện tích đất và diện tích sàn vào các trường đại học. Ở nước ngoài, diện tích đất rất lớn nên chúng ta cần phải có quy định chuẩn cho các trường đại học. Khi có tiêu chuẩn này đưa vào quy hoạch, các đơn vị, địa phương sẽ có chiến lược, quy hoạch đối với các cơ sở đại học nhất là ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thành viên Ban soạn thảo cho biết, chuẩn được xây dựng đảm bảo tính thống nhất của hệ thống GDĐH; đảm bảo đa dạng của từng loại CSGDĐH. Các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số được xem xét quy định theo hướng áp dụng cho tất cả các CSGDĐH hoặc chỉ áp dụng theo đặc thù của từng loại CSGDĐH.

Ngưỡng chuẩn đưa ra đối với từng chuyên ngành đặc thù. Trường chuyên ngành đặc thù là những trường ĐH, HV đào tạo chuyên sâu các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, nhóm ngành thể dục, thể thao tương ứng với quy mô đào tạo các ngành này chiếm hơn 80% tổng quy mô của cả CSĐT.

Theo bà Thủy, đối với trường có đào tạo tiến sĩ và không đào tạo tiến sĩ có ngưỡng chuẩn khác nhau. Trường có đào tạo tiến sĩ phải có ngưỡng chuẩn cao hơn các trường không có đào tạo tiến sĩ đối với các tiêu chí về trình độ giảng viên. 

Xây dựng chuẩn cơ sở giáo dục đại học -0
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học

Kết luận tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Các trường cần có cái nhìn rộng hơn cho cả hệ thống, vì mục tiêu phát triển lâu dài cho cả hệ thống đại học, để quy hoạch mạng lưới bài bản, hiệu quả. Việc phấn đấu mở rộng diện tích xây dựng, có khu vui chơi cho sinh viên, tăng nghiên cứu khoa học... đưa ra là cần thiết để thực hiện tốt quy hoạch đại học, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo. Đừng vì những khó khăn trước mắt mà không đặt mục tiêu phấn đấu.

"Chuẩn cơ sở GDĐH là vấn đề khó, đặt ra yêu cầu về đổi mới quản lý GDĐH. Chuẩn cần quy định những yếu tố trọng yếu của cơ sở GDĐH, khi đưa vào thực hiện phải bảo đảm khả thi, dễ thực hiện, dễ giám sát. Bộ GD-ĐT mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà giáo dục" - thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ. 

Lợi ích của Chuẩn cơ sở Giáo dục đại học (CSGDĐH): 

CSGDĐH: Xây dựng chiến lược, kế hoạch để duy trì, cải tiến các chỉ số hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn lực từ các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững cho CSGDĐH.

Người học: Có khả năng xác định, lựa chọn các CSGDĐH tốt, phù hợp hơn với các CTĐT có thể chuẩn bị tốt nhất cho họ để tham gia thị trường lao động.

 Doanh nghiệp: Có thông tin về các cơ sở GDĐH mà họ cần quan tâm để giúp tăng cường hợp tác và tìm kiếm đối tác, thực hiện tuyển dụng.

 Nhà nghiên cứu: Có công cụ phương pháp luận giúp thực hiện các nghiên cứu, so sánh quốc tế và đối sánh,... về các vấn đề của GDĐH

 Nhà hoạch định chính sách: Hoạch định chính sách hiệu quả từ thông tin, dữ liệu của các cơ sở GDĐH

Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.