Vượt nghịch cảnh, cô gái xứ Thanh được xét tặng giải thưởng "Tỏa sáng Nghị lực Việt năm 2023"

Do di chứng của chất độc màu da cam quái ác, Hoàng Thị Phương (sinh năm 2002) bị huyết thiếu xương bánh chè, khiến hai chân Phương không thể co gập được như những người bình thường. Không đầu hàng trước số phận, Phương đã trở thành sinh viên Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội và hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật Hà Nội.

Vượt qua nghịch cảnh

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng di chứng do chất độc màu da cam vẫn để lại nặng nề. Hoàng Thị Phương (quê ở Thanh Hóa) bị ảnh hưởng di chứng chất độc màu da cam từ ông nội nên ngay từ khi sinh ra em đã không có đôi chân lành lặn.

Trải qua nhiều ca phẫu thuật từ bệnh viện Thanh Hóa đến Hà Nội, đến khi mới 4 tuổi, Phương mới bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên đầy khó khăn và vất vả…

Người bình thường bước được một bước thì Phương phải đi ba bốn bước mới có thể theo kịp họ, với tư thế bước thấp, bước cao…

Gương -0
Sinh viên Hoàng Thị Phương rất tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm góp phần giúp đỡ những người khuyết tật

Phương đã khóc rất nhiều và hỏi mẹ: Tại sao con không đi lại được như những người bình thường? Mẹ đã ôm em và nói con gái của mẹ là một cô bé đặc biệt.

Chính câu nói của mẹ đã cho Phương một niềm tin, tiếp thêm sức mạnh vươn lên, vượt qua nghịch cảnh. Với những nỗ lực của bản thân, cùng với sự động viên, khuyến khích của gia đình, nhà trường, Phương đến trường với bao hoài bão, ước mơ tốt đẹp. 

Gương -0
 Hoàng Thị Phương hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật Hà Nội

Đến năm 2017, khi đang học lớp 9 tại trường THCS Quảng Long,  Phương đã có một quyết định rời xa gia đình, chuyển đến học tại Trường Trung cấp nghề Thanh thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn tỉnh Thanh Hóa

Tuy nhiên, sau 2 tháng học tại Trường nghề, Phương dừng lại việc học ở đây và trở về ôn thi vào THPT để tiếp tục nuôi dưỡng, thực hiện ước mơ trở thành một “cô giáo đặc biệt" như cách mà mẹ em đã từng nói. 

Nghĩ đến ước mơ, Phương luôn tự nhủ, phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa. Chính với những nghị lực bền bỉ ấy đã giúp Phương vượt qua những khó khăn trong học tập. 

Năm 2020, Hoàng Thị Phương đã tốt nghiệp trường THPT Quảng Xương II với điểm học bạ 8,5 điểm và đạt 26,5 điểm (đã tính điểm cộng ưu tiên) khối C00 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với thành tích học tập này, Phương đã đỗ nguyện vọng 1 vào ngành Giáo dục đặc biệt (Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội).

“Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”

Với mong muốn được giúp đỡ, chia sẻ nhiều hơn với những người khuyết tật, Hoàng Thị Phương đã tích cực tham gia, hỗ trợ trong các hoạt động của Câu lạc bộ sinh viên khuyết tật Hà Nội và Tình nguyện viên của các chương trình "Trao yêu thương" đến các em nhỏ vùng cao hay các chương trình hiến máu tình nguyện ngay từ những ngày đầu của năm thứ nhất đại học. 

Hiện nay, Phương là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật Hà Nội. Để giúp đỡ được nhiều người khuyết tật hơn, Phương cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội như: xây dựng, tổ chức các hoạt động sinh hoạt, trao đổi về các cơ hội học bổng, khoa học, dự án phát triển bản thân và đóng góp cộng đồng người khuyết tật; Tham gia viết báo cáo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với UNDP tổ chức; Tham gia xây dựng và điều phối Dự án hy vọng mùa 2 ( Dự án Hy vọng - Batik international ) - Truyền thông trên cơ sở giới…; Tham gia xây dựng và điều phối Dự án Hands Project - làm phim về người khuyết tật; Tham gia Ban Điều phối chương trình “ Trạm kết nối” - Nhân ngày người khuyết tật thế giới với số lượng hơn 100 bạn sinh viên khuyết tật trên địa bàn Hà Nội tham gia...

Gương -0
Hoàng Thị Phương (bên trái ảnh) là diễn giả tại Chương trình Không khoảng cách

Vừa học tập, vừa tham gia các hoạt động thiện nguyện, Phương chia sẻ, tuy đôi khi vất vả, nhưng mang lại cho em nhiều niềm vui vì khi “yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”.

Với những cố gắng nỗ lực của mình, Hoàng Thị Phương đã được Đoàn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội giới thiệu để Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên xét tặng giải thưởng Tỏa sáng Nghị lực Việt năm 2023.

Giáo dục

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Hà Nội: Tăng cường rà soát dạy thêm, học thêm

Ngày 29.4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố về việc xử lý thông tin báo chí liên quan tới việc dạy thêm, học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2, phường Láng Thượng. 

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ
Giáo dục

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam: Vẻ đẹp của tự do, hòa bình và thống nhất dưới góc nhìn GenZ

Chiến thắng 30.4.1975 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. 50 năm sau ngày non sông nối liền một dải, kế thừa kỷ nguyên độc lập, những công dân trẻ sống trong hoà bình trở thành nòng cốt của Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.