Vụ cô giáo bị nhóm học sinh quây trong lớp: Cần rà soát ngay tất cả quy trình an toàn trường học

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN Trần Thành Nam cho rằng: "Chúng ta đã có bộ quy tắc ứng xử, có cả thông tư về bộ quy tắc ứng xử nhưng dường như chỉ đang “xây trên văn bản, sau đó cất vào ngăn kéo”, thay vì triển khai, củng cố thường xuyên và cải tiến ở trong môi trường nhà trường".

Những ngày qua, vụ việc một số học sinh Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có hành động bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với một nữ giáo viên gây bức xúc dư luận.

Theo các đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội, nhóm rất đông học sinh đã có hành vi đẩy, dồn cô giáo vào góc tường, ném rác vào cặp cô giáo, ném dép vào đầu cô, thậm chí buông lời chửi bới nữ giáo viên bằng những từ ngữ tục tĩu. Có cả giọng nữ sinh tấn công giáo viên.

Khi giáo viên xách túi rời lớp học, các học sinh đã chốt cửa lại, không cho cô ra ngoài. Đoạn clip cũng ghi lại cảnh cô giáo choáng váng rồi lăn ra ngất xỉu sau một loạt hành động bạo lực của nhóm học sinh.

Vụ cô giáo bị nhóm học sinh bạo lực: Cần ngay lập tức rà soát tất cả quy trình an toàn trường học -0
Hình ảnh nhóm học sinh đẩy, dồn cô giáo vào góc tường, buông lời chửi bới nữ giáo viên bằng những từ ngữ tục tĩu (Ảnh cắt từ clip)

Bạo lực nơi “thánh đường” của giáo dục

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, bản thân ông cảm thấy “sốc” khi xem những hành động bạo lực của học sinh đối với nữ giáo viên tại chính trường học - “thánh đường” của giáo dục, nơi đáng ra phải có các hành xử văn minh.

“Theo những nguyên tắc ứng xử thông thường, trẻ nhỏ không bao giờ dám và không bao giờ có những hành vi chủ động tấn công người lớn, không nói đến là giáo viên của mình theo cách bạo lực như vậy. Chúng ta thấy rằng dường như nghề giáo đang trở nên rất cô đơn, cũng là một nghề rất nguy hiểm”, PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

Phân tích sâu hơn về vụ việc trên, PGS.TS Trần Thành Nam nhận định, tất cả những hành vi sai của đứa trẻ ẩn đằng sau đều có mục tiêu và động cơ. Chẳng hạn, đứa trẻ có mục tiêu trả đũa, vì các em nghĩ cô giáo là người xấu, nghĩ rằng cô đã có hành vi ứng xử không thể chấp nhận. Trẻ có thể được ai đó khuyến khích nên nghĩ rằng với những hành vi "không chấp nhận được" đó của cô, hành động “đáp trả”, sử dụng bạo lực về lời nói, bạo lực về hành vi là hoàn toàn chấp nhận được.

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, câu chuyện này xảy ra có cả vai trò của người lớn. Ví dụ, có thể chính thầy cô ở một số hoàn cảnh nào đó, đã không trở thành tấm gương nhân cách chuẩn mực và gương mẫu cho học trò. Những người lớn khác hay chính gia đình, cha mẹ ở nhà có thể cũng đang sử dụng các hình thức trừng phạt khắc nghiệt. Đôi khi, chính gia đình cũng xúi giục con trả đũa khi bị ai đó bắt nạt.

“Lẽ ra người lớn phải làm gương, phải khuyên con làm những điều tích cực, nhưng ở đây có thể người lớn chưa phải tấm gương tốt, không đưa ra lời khuyên đúng. Bởi nếu những đứa trẻ biết rằng hành vi này là sai, hành vi này là vi phạm và không có một người nào đó “chống lưng” thì rất khó hình dung tại sao đứa trẻ lại làm như thế”, PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Vụ cô giáo bị nhóm học sinh bạo lực: Cần ngay lập tức rà soát tất cả quy trình an toàn trường học -0
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Trần Hiệp)

Cũng theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Trần Thành Nam, trong các đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội, có thể nhận thấy nữ giáo viên trong vụ việc có vẻ bất lực. Lý do bất lực là bởi, giáo viên không có kỹ năng quản lý lớp học tích cực và sử dụng những hình thức, hình phạt, hành vi tích cực.

“Bây giờ dường như các thầy cô không được phép sử dụng kỷ luật truyền thống vì nó vi phạm quyền của học sinh, nhưng thầy cô cũng không có kỹ năng để áp dụng được kỷ luật tích cực một cách hiệu quả”, PGS Nam nói.

Ông cho rằng, trường hợp học sinh có những thái độ thiếu tôn trọng, vô lễ, có nhiều cách thức để giáo viên xử lý. Cách xử lý để đảm bảo cho cô giáo an toàn và không bị rơi vào “điểm sôi” cảm xúc dẫn đến mất hết lý trí trong hành vi ứng xử là phải tìm cách ngắt bản thân ra khỏi những đứa trẻ đó, tìm cách rời đi trong “hòa bình” trước khi sự việc trở nên mất kiểm soát.

Các mặt trái của việc “dạy người” chưa hiệu quả 

Nói về văn hóa ứng xử trong nhà trường hiện nay, theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục Trần Thành Nam, chúng ta đã có bộ quy tắc ứng xử, có cả thông tư về bộ quy tắc ứng xử nhưng dường như chỉ đang “xây trên văn bản, sau đó cất vào ngăn kéo”, thay vì triển khai, củng cố thường xuyên và cải tiến ở trong môi trường nhà trường. Đã có những trường làm tốt, nhưng cũng có nhiều trường chưa thể triển khai hiệu quả.

Hệ quả là trước vụ việc này, đã có rất nhiều các vụ việc bạo lực học đường xảy ra thường xuyên, dưới nhiều hình thức

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác khiến các vụ việc liên quan tới văn hoá ứng xử học đường xuất hiện nhiều hơn là do thời gian qua, nhiều giáo viên quá căng thẳng, áp lực về chương trình, về thành tích và dồn những kỳ vọng lên học trò, không đặt trọng tâm vào học trò. Do đó, học trò trở nên căng thẳng và mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh trở nên xa cách. Khi về nhà, phụ huynh sau đại dịch Covid-19 có nhiều khó khăn, áp lực công việc, áp lực về tài chính hơn và lại vô tình dồn vào đứa trẻ bằng cách trở nên khắc nghiệt hơn với con.

Nhà trường cũng chưa tập trung vào trẻ, chưa trang bị đủ kỹ năng giúp các em kiểm soát cảm xúc, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn. Hệ thống tư vấn học đường hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa giúp học sinh giải tỏa được các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần. Các hình thức phòng tham vấn học đường vẫn còn bị định kiến, thậm chí được giao cho những thầy cô giáo kiêm nhiệm, một số nơi làm lộ lọt thông tin hay trở thành nơi “ai bị phạt thì lên” theo nghĩa rất xấu và nguy hiểm.

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, để ngăn chặn, hạn chế những vụ việc như câu chuyện đang gây xôn xao dư luận ở Tuyên Quang, hay các vụ việc khác liên quan tới văn hoá ứng xử học đường, cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp.

Thứ nhất, phải ngay lập tức rà soát lại tất cả quy trình an toàn trường học.

Thứ hai, phải kích hoạt một cách thực chất các hệ thống chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ sức khỏe tinh thần, tâm lý cho học sinh và cả giáo viên.

Thứ ba, những văn bản đã triển khai như bộ quy tắc ứng xử học đường phải thực sự được triển khai và biến nó trở thành những chuẩn mực hành vi ứng xử hàng ngày trong nhà trường.

Thứ tư, cần “lôi kéo” được cả phụ huynh và các tổ chức xã hội tham gia vào việc giáo dục học sinh. Các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, cách thức ứng xử khi chứng kiến bạo lực học đường, cách thức ứng xử với thông tin tiêu cực trên mạng xã hội,… cần được củng cố lại để học sinh ngay lập tức không mắc phải những sự việc tương tự.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Thành Nam, về lâu dài, cần thực sự triển khai được mô hình trường học hạnh phúc, trong đó bao gồm rất nhiều cấu phần, cả về con người, quy trình, các mối quan hệ đều phải được cải thiện.

“Chúng ta nói rằng giáo dục cần chú trọng dạy người hơn dạy chữ, nhưng dường như trong giai đoạn này, các mặt trái của việc "dạy người" chưa hiệu quả đang thể hiện một cách rất mạnh mẽ”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 5.12, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi UBND tỉnh Tuyên Quang, đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo, xác minh, làm rõ vụ việc.

Trên cơ sở đó, có hình thức xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan: giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục, lãnh đạo cơ sở giáo dục, đơn vị quản lý giáo dục huyện và các cá nhân, đơn vị liên quan khác. 

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo Sở GD-ĐT rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ việc, tập trung tăng cường công tác: quản lý và đánh giá giáo viên; xây dựng đội ngũ nhà giáo; tăng cường kỷ cương trường học, xây dựng văn hóa học đường; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện ở các cơ sở giáo dục; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục học sinh. 

Công văn cũng yêu cầu các đơn vị thông báo kết quả xác minh, xử lý về Bộ GD-ĐT trước ngày 29.12.2023.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.