Vì sao Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh các ngành lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật và Công nghệ?

Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh đa ngành ở cả các lĩnh vực như Kinh tế, tài chính, quản trị và dịch vụ hay Kỹ thuật và công nghệ... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học và nhu cầu lao động ở các lĩnh vực này của xã hội.

Đã xây dựng lộ trình từ đào tạo đội ngũ đến đầu tư cơ sở vật chất 

Bên cạnh những ngành học truyền thống trong lĩnh vực lâm nghiệp như ngành Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm), Công nghệ chế biến lâm sản,… Trường Đại học Lâm nghiệp đang xây dựng và phát triển theo hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa phương thức.

Hiện nay, nhà trường đào tạo 6 lĩnh vực chính gồm Lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường; Công nghệ chế biến lâm sản và thiết kế nội thất; Xây dựng, kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị; Kinh tế, tài chính, quản trị và dịch vụ; Kỹ thuật và công nghệ; Nông nghiệp và sinh học ứng dụng.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Hà Văn Huân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp chia sẻ, việc nhà trường tuyển sinh đa ngành ở cả các lĩnh vực như Kinh tế, tài chính, quản trị và dịch vụ hay Kỹ thuật và công nghệ,... là để đáp ứng cho nhu cầu học tập của người học và nhu cầu lao động ở các lĩnh vực này của xã hội. Đồng thời, hiện thực hóa chiến lược xây dựng và phát triển Trường Đại học Lâm nghiệp trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển bền vững và lớn mạnh.

PGS.TS Hà Văn Huân cho biết, để thực hiện được mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề đào tạo (đào tạo đa ngành), Trường Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng lộ trình từ việc đào tạo đội ngũ giảng viên đến đầu tư cơ sở vật chất, ngoài việc đảm bảo các quy định của Bộ GD-ĐT thì vấn đề cốt lõi là đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt yêu của đơn vị sử dụng lao động.

Vì sao Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh các ngành lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật và Công nghệ? -0
Điểm mới trong phương án tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Lâm nghiệp là cấp nhiều loại học bổng khác nhau cho sinh viên (Hình minh họa: Trần Hiệp)

Năm 2024, Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh 29 ngành học với trên 2.000 chỉ tiêu. Phương án tuyển sinh của nhà trường cơ bản vẫn giữ ổn định như những năm trước và thực hiện theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT.

Theo đó, nhà trường áp dụng 4 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ); Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của Trường Đại học Lâm nghiệp; Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá năm 2024.

Theo PGS.TS Hà Văn Huân, điểm mới trong phương án tuyển sinh năm nay là Trường Đại học Lâm nghiệp cấp nhiều loại học bổng khác nhau nhằm hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thu hút sinh viên có học lực tốt, yêu nghề và có mong muốn đi du học. Cụ thể:

- Học bổng tuyển sinh: Học bổng toàn phần (miễn 100% học phí, tiền ở ký túc xá, phí học liệu,… cho sinh viên có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt từ 24 điểm trở lên theo tổ hợp xét tuyển); Học bổng bán phần (miễn 50% học phí, tiền ở ký túc xá, phí học liệu,… cho sinh viên có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt từ 21 điểm trở lên theo tổ hợp xét tuyển).

- Học bổng khuyến khích học tập: Mỗi học kỳ, nhà trường dành khoảng 3 tỷ đồng để cấp cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

- Học bổng từ các doanh nghiệp và tổ chức: Nhà trường có mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và thường xuyên nhận được sự tài trợ về học bổng dành cho sinh viên khó khăn, có cố gắng trong học tập và rèn luyện.

- Học bổng từ các trường đại học, tổ chức quốc tế: Nhà trường đã hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức quốc tế để cấp học bổng và tạo điều kiện cho sinh viên đi du học hoặc tham gia các chương trình trao đổi sinh viên.

100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

Về vấn đề một số thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào các ngành học thuộc lĩnh vực lâm nghiệp lo lắng về cơ hội việc làm khi ra trường, PGS.TS Hà Văn Huân nhấn mạnh, hiện nay, nhu cầu lao động ở lĩnh vực này là rất cao, các doanh nghiệp thiếu lao động rất nhiều nên 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Trường Đại học Lâm nghiệp đã hợp tác với những tập đoàn lớn để sinh viên thực hiện học kỳ doanh nghiệp cũng như khóa luận tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Đây là cơ hội lớn để sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định.

Đặc biệt, nhà trường còn hợp tác với các doanh nghiệp trong quá trong quá trình đào tạo để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp như Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (VinaFor) cấp 100% học phí toàn khóa học và cam kết tuyển dụng sinh viên vào làm việc cho tổng công ty VinaFor ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị gửi thông báo tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc lĩnh vực này như Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng, Công nghệ chế biến lâm sản với mức lương khá cao, nhưng nhà trường vẫn không cung cấp đủ cho các nhà tuyển dụng.

Vì sao Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh các ngành lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật và Công nghệ? -0
PGS.TS Hà Văn Huân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp (Ảnh: VNUF)

PGS.TS Hà Văn Huân cho hay, để giúp sinh viên tìm kiếm được các cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường, Trường Đại học Lâm nghiệp chú trọng triển khai một số hoạt động chính như rà soát, chỉnh sửa chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, đưa kiến thức thực tiễn vào chương trình đào tạo. Từ đó, trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, giúp các em có thể thích nghi và đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác với các nhà tuyển dụng để cấp học phí, học bổng, cho sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tuyển dụng và cam kết tuyển dụng khi sinh viên tốt nghiệp. Nhà trường cũng tăng cường hợp tác với các trường đại học, tổ chức quốc tế để cấp học bổng và tiếp nhận sinh viên du học.

Danh mục các nước đã có sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp đến học và những nước có triển vọng:

- Thụy Điển (Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển - SLU)

- Đức (Đại học kỹ thuật Dresden, Đại học Gottingen, Đại học Hannover)

- Áo (Đại học Khoa học sự sống)

- Tây Ban Nha (Đại học Valladolid)

- Mỹ (Đại học Bang Colorado)

- Canada (Đại học British Columbia)

- Nga (Đại học NarFu, Lta, Đại học Saint Perteburg)

- Nhật Bản (Đại học Khoa học Nông nghiệp và công nghệ Tokyo, Đại học Shizuoka, Đại học Kyoto)

- Hàn Quốc (Đại học quốc gia Chungnam)

- Trung Quốc (Đại học lâm nghiệp Tây Nam; Đại học lâm nghiệp Đông Bắc, Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Đại học Lâm Nghiệp Bắc Kinh)

- Hà Lan (Đại học Leiden, Wagenigen, Raboud)

- Phần Lan (Đại học Hensiki, Đông Nam Phần Lan)

- Bỉ (Đại học Ghent, Leuven)

- Italia (Đại học Parma, Đại học Rome)

- Ba Lan (Đại học Adam Mickiewicz)

- Úc (Đại học Quốc gia Úc, Đại học Queenland…)

- Đan Mạch (Đại học Copenhagen)

- Các nước có triển vọng: Pháp, Hungary, Ấn Độ, Thụy Sỹ.

Các loại học bổng quốc tế mà sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp có thể tham gia và tiếp cận:

- Học bổng IKEA hợp tác SLU

- Học bổng SEED (Canada, qua trường UBC)

- Học bổng Sakura (Nhật Bản, qua trường Đại học Shizuoka)

- Học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT)

- Học bổng Chính phủ Hungary (Stipendium Hungaricum)

- Học bổng Chính phủ Ấn Độ (ICCR)

- Học bổng AFoCO, Chính phủ Hàn Quốc:

- Học bổng Erasmus Mundus (Châu Âu)

- Học bổng DAAD

- Học bổng Orange Tulip (Hà Lan)

- Học bổng Chính phủ Newzealand.=

- Học bổng Chính phủ Hoa Kỳ

- Học bổng Chính phủ Úc

- Học bổng Chính phủ Phần Lan

- Học bổng Nagao dành cho sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.