Tuyển sinh đại học 2023: Rút ngắn thời gian, giảm điểm ưu tiên

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản giữ ổn định như năm 2022, nhưng sẽ rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm điểm ưu tiên để bảo đảm công bằng cho thí sinh.

Sẽ không có điểm xét tuyển vượt quá 30

Thông tin về công tác tuyển sinh năm 2023 tại hội nghị sáng 3.3, PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh trực tuyến trên hệ thống chung, đồng thời nâng cấp hệ thống, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh trong đăng ký xét tuyển.

,Rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển
Rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển. Rút ngắn thời gian tuyển sinh, đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển. Nguồn: ITN

Để đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm nhầm lẫn cho thí sinh, từ năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022. Thí sinh có thể trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào vào ngành mình đăng ký nếu đủ điều kiện. Lịch xét tuyển đại học sẽ sớm hơn năm ngoái, dự kiến hoàn tất ngày 14.8 và chỉ diễn ra trong 2 tuần. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn một tháng so với mốc 30.9 của năm ngoái.

Từ năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh cách tính điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên. Điểm thi của thí sinh càng cao, mức điểm ưu tiên càng thấp. Thí sinh đạt 30 điểm không còn được cộng điểm ưu tiên. Như vậy, không thí sinh nào có điểm xét tuyển vượt quá 30, các ngành điểm cao sẽ cạnh tranh công bằng hơn.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải, ngưỡng cộng điểm ưu tiên 22,5 là do qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại. Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển

Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển, loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả, có phương án xét tuyển để bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển, phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định, nghiên cứ

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy những năm qua phần lớn cơ sở đào tạo đã tuyển được số lượng đạt tỷ lệ cao so với chỉ tiêu, bên cạnh đó cũng có một số cơ sở đào tạo tuyển sinh khó khăn, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành đào tạo. Trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách tuyển sinh kém nhất.

Theo TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đánh giá kỹ hơn các phương thức xét tuyển, bởi mỗi phương thức có tính đặc thù của từng trường. “Mỗi trường có phương thức tuyển sinh khác nhau nhưng các phương thức lại thể hiện định hướng, đặc thù của mỗi trường. Không nên yêu cầu các trường dẹp bỏ những phương thức tuyển sinh kém hiệu quả về số lượng. Nếu chỉ dựa vào số lượng thí sinh trúng tuyển mà đánh giá phương thức hiệu quả, nó chưa hoàn toàn chính xác", TS. Nguyễn Quốc Chính phân tích.

Trong khi đó, TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có thêm thông tin về tỷ lệ thí sinh xét tuyển bằng các phương thức của từng trường để so sánh chung với số liệu toàn quốc. Có thể ở nhiều trường, thí sinh xét tuyển bằng một số phương thức chiếm tỷ lệ rất cao, nhưng khi so sánh tỷ lệ đó với số liệu chung của cả nước lại rất thấp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhận định, tuyển sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng năm, toàn ngành và được sự quan tâm của toàn xã hội. Tuyển sinh tốt sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động tốt cho nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại giá trị, lợi ích cho người học và cho xã hội.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đối với toàn xã hội, việc các lĩnh vực đào tạo, các ngành nghề được sinh viên lựa chọn sẽ tác động tới phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, cùng với phát triển khoa học - công nghệ, đóng góp cho việc tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội, đất nước. Vì vậy, tuyển sinh không chỉ là việc riêng của mỗi trường đại học mà là sân chơi chung của các trường đại học trong hệ thống, là trách nhiệm của toàn ngành, không chỉ là của hệ thống giáo dục đại học.

Do đó, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, từ việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho tới xây dựng các phương thức tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, các hệ thống phần mềm hỗ trợ, công tác nhập học, cần tìm ra và thống nhất biện pháp điều chỉnh, khắc phục, cải tiến cho hệ thống. Khi thống nhất được những biện pháp, giải pháp để khắc phục, cải tiến thì chúng ta thống nhất, quán triệt hành động và tuyên truyền sâu rộng tới học sinh, các trường trung học phổ thông...

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.