Tuyển sinh 2023: Điểm ưu tiên tính theo công thức mới

Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thu Thủy cho biết, tuyển sinh năm 2023, sẽ được giữ ổn định như năm 2022, Bộ GD-ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới nhưng sẽ có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật, giao diện… trên phần mềm của Hệ thống tuyển sinh chung để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc đăng ký xét tuyển và hạn chế tối đa nhầm lẫn của thí sinh.

Ngoài ra, kế hoạch tuyển sinh tổng thể sẽ được thiết kế với lịch trình sớm hơn năm 2022 để công tác tuyển sinh có thể hoàn tất và bắt đầu năm học mới vào đầu tháng 9.2023.

Điểm mới trong tuyển sinh năm 2023 là do tiếp tục triển khai thực hiện quy định của Quy chế tuyển sinh năm 2022 và có hiệu lực từ năm 2023 là: Điểm d khoản 1 Điều 7 quy định về Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:  

"Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp". Như vậy chỉ những thí sinh tốt nghiệp năm 2022 và 2023 có đăng ký xét tuyển thì được hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực.

+ Khoản 4 Điều 7 quy định về Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

"Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này"

Với công thức trên, học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng nếu thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3 và đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Tuyển sinh 2023: Thí sinh bắt đầu được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong xét tuyển -0
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thu Thủy

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho biết, các điều chỉnh nêu trên tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, tránh nhầm lẫn. Các thí sinh sẽ được xét tuyển công bằng, xét tuyển bằng đúng thực lực, thế mạnh, năng lực của bản thân để trúng tuyển, đặc biệt là vào các trường đại học, cao đẳng có mức độ cạnh tranh cao, cần nguồn tuyển đầu vào có chất lượng xuất sắc.

Thí sinh phải cung cấp đầy đủ các minh chứng phục vụ việc xét tuyển

Chia sẻ với các thí sinh, bà Thuỷ cho rằng, thí sinh cần xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề mình muốn học tập và lựa chọn các cơ sở đào tạo lĩnh vực đó, sau đó theo dõi đầy đủ các cập nhật trang thông tin điện tử của các trường để tìm hiểu đề án tuyển sinh của từng trường cụ thể.

Thí sinh có thể nghiên cứu kỹ phần mô tả các ngành đào tạo, các phương thức xét tuyển, thời hạn đăng ký xét tuyển và các yêu cầu khác. Khi xác định được nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng theo hướng dẫn của các cơ sở đào tạo, trong đó đăng ký rõ xét tuyển với phương thức nào.

Thí sinh cần nhớ là phải cung cấp đầy đủ các minh chứng phục vụ việc xét tuyển theo yêu cầu của các phương thức xét tuyển. Các có sở đào tạo có thể sẽ sàng lọc và công bố danh sách trúng tuyển tạm thời cho thí sinh.

Về nguyện vọng xét tuyển, thí sinh lưu ý, xếp thứ tự nguyện vọng theo ưu tiên của mình từ cao đến thấp. Nguyện vọng nào thí sinh mong muốn học hơn cả thì sẽ phải được xếp lên trước. Vì hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung sẽ lọc ảo để sao cho mỗi tài khoản đăng ký xét tuyển sẽ chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng được xếp ưu tiên cao nhất có thể.

Khi thí sinh đã được xác nhận trúng tuyển một nguyện vọng (cao nhất có thể) thì hệ thống sẽ dừng lại, không để thí sinh tham gia xét tuyển tiếp ở các nguyện vọng  sau đó.

Chỉ khi đăng ký nguyện vọng thành công và hệ thống mở tính năng nộp lệ phí, thí sinh mới tiến hành nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến tương ứng với các nguyện vọng đã đăng ký trong thời hạn quy định.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.