Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có 2 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA

Thông tin từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết, hai chương trình đạt chuẩn AUN-QA là cử nhân Kinh doanh quốc tế và cử nhân Kế toán, Phân tích và Kiểm toán.

Trong tháng 3.2024, Giám đốc điều hành Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network, viết tắt là AUN) đã thông báo về việc 2 chương trình đào tạo của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức được công nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance), đó là chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế và Kế toán, Phân tích và Kiểm toán. Hai chương trình này được các chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục AUN-QA đánh giá ngoài hồi tháng 8.2023.

Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp. 

Theo kết quả của đoàn đánh giá ngoài của AUN, 2 chương trình đào tạo đại học của Nhà trường đạt trung bình 4.0. AUN-QA có 11 tiêu chuẩn bao gồm 50 tiêu chí đánh giá sử dụng chung cho tất cả các chương trình đào tạo.

Thang đánh giá của AUN-QA gồm 7 mức, trong đó mức 4 là đạt yêu cầu, mức 5 là đạt cao hơn yêu cầu của tiêu chuẩn/tiêu chí, mức 6 là xuất sắc, mức 7 là cấp quốc tế.

Theo kết luận của Đoàn đánh giá ngoài, chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế và Kế toán, Phân tích và Kiểm toán có những điểm mạnh chung về nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên, các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cơ sở hạ tầng và vật chất, việc làm sau khi tốt nghiệp, từ đó có những đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo theo thang đánh giá của AUN-QA.

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế được triển khai đào tạo từ năm 2010. Theo kết quả đánh giá chất lượng đồng cấp, chương trình Kinh doanh quốc tế được đánh giá cao về chất lượng từ nội dung chương trình cho tới đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, các khâu tổ chức giảng dạy, học tập, khảo thí…

Đặc biệt, khi được phỏng vấn, các cựu sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng, tính hiệu quả của chương trình, các nhà tuyển dụng cũng khen ngợi sinh viên chương trình Kinh doanh quốc tế giỏi tiếng Anh, thành thạo chuyên môn, thích ứng nhanh với công việc và môi trường làm việc.

Trường Quốc tế được giao triển khai tuyển sinh và tổ chức đào tạo thí điểm ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán từ năm 2005. Theo kết quả đánh giá chất lượng đồng cấp, chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán được đánh giá cao về nội dung chương trình cho tới đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, các khâu tổ chức giảng dạy, học tập, khảo thí… Đặc biệt, khi được phỏng vấn, các cựu sinh viên đánh giá rất cao về chất lượng, tính hiệu quả của chương trình, các nhà tuyển dụng cũng khen ngợi sinh viên tốt nghiệp chương trình chuyên môn tốt, nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán của Trường quốc tế có nhiều lợi thế trong việc tiếp tục theo đuổi học tập để đạt chứng chỉ hành nghề kế toán chuyên nghiệp CPA hay ACCA có giá trị trên toàn thế giới.

Với quy trình kiểm định chặt chẽ, minh bạch; bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo và được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong và ngoài trong khu vực Đông Nam Á, chuẩn AUN giúp các Trường Quốc tế từng bước xác định vị thế của mình trên bản đồ đại học trong khu vực.

Việc tham gia kiểm định AUN sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm trong thị trường khu vực và quốc tế.

Với việc đạt chuẩn AUN-QA, Trường Quốc tế đã khẳng định sự cam kết của nhà trường đối với xã hội, với nhà tuyển dụng về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo, đó là nguồn nhân lực được đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.

Kết quả kiểm định AUN-QA giúp người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà.