Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB) cấp học bổng toàn phần cho con cháu của các liệt sĩ, thương binh

Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết từ năm học 2024 - 2025, nhà trường sẽ cấp học bổng toàn phần cho con cháu liệt sĩ và con cháu thương binh hạng 1/4 các thời kỳ.

Con và cháu thương binh hạng 2/4 sẽ được nhà trường cấp học bổng 75%, con và cháu thương binh hạng 3/4 được cấp học bổng 50%, tùy theo mức độ thương tật.

Chính sách này áp dụng cho cả cháu nội, cháu ngoại các thương binh, liệt sĩ trong cả thời chiến và thời bình.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, con của các thương binh, liệt sĩ có thể đã nhiều tuổi, không còn đi học, nhưng các cháu nội, cháu ngoại vẫn còn đang đi học rất nhiều. Nhà trường sẽ hỗ trợ thế hệ thứ 3 của thương binh, liệt sĩ các thời kỳ.

“Tháng 5.2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Giám hiệu nhà trường cảm thấy mình nên làm gì đó để cảm ơn những người lính đã hy sinh một phần cơ thể hoặc cả tính mạng của họ cho đất nước. Do vậy, từ năm học 2024 - 2025, Trường Quản trị và Kinh doanh sẽ là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam có chính sách cấp học bổng toàn phần cho con và cháu thương binh, liệt sĩ các thời kỳ", PGS.TS Hoàng Đình Phi cho hay.

Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh cho biết, để thực hiện chính sách này, nhà trường đã xây dựng quỹ phúc lợi, tiết kiệm kinh phí và vận động thêm từ doanh nghiệp.

Trường thuộc ĐHQGHN cấp học bổng toàn phần cho con cháu liệt sĩ, thương binh hạng 1/4 các thời kỳ -0
Sinh viên Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi, trong 29 năm qua, sứ mệnh của nhà trường luôn không thay đổi, đó là “đào tạo các tài năng trẻ để trở thành các nhà lãnh đạo, quản trị và điều hành cho cả khu vực công và tư”. Thực tế đã chứng minh, hơn 13.000 cựu sinh viên, học viên của nhà trường có rất nhiều gương mặt trẻ tài năng trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam; 100% sinh viên ra trường có việc làm.

Toàn bộ 8 chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hiện nay tại Trường Quản trị và Kinh doanh đều đạt kiểm định quốc tế (chất lượng châu Âu). Tất cả chương trình đào tạo cử nhân chính quy của nhà trường, từ năm thứ hai sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh.

PGS.TS Hoàng Đình Phi chia sẻ, nhà trường định hướng không chạy theo “số lượng” mà chú trọng vào “chất lượng”. Do đó, 5 năm qua, nhà trường không tăng học phí, cũng không tăng chỉ tiêu dù được Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép tăng chỉ tiêu.

“Chúng tôi giữ số lượng mỗi năm đào tạo 400 sinh viên, hướng tới đạt chuẩn châu Âu, thay vì đào tạo rất nhiều rồi quản trị không tốt sẽ làm lãng phí 4 năm của các em. Phải đảm bảo rằng, các em vào với chúng tôi ở học lực khá giỏi, thì khi ra trường vẫn phải có học lực khá giỏi”, PGS.TS Hoàng Đình Phi nói.

Trường thuộc ĐHQGHN cấp học bổng toàn phần cho con cháu liệt sĩ, thương binh hạng 1/4 các thời kỳ -0
PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2024, Trường Quản trị và Kinh doanh tuyển sinh 500 chỉ tiêu hệ đại học chính quy với 4 ngành đào tạo: Quản trị doanh nghiệp và Công nghệ (100 chỉ tiêu), Marketing và Truyền thông (200 chỉ tiêu), Quản trị nhân lực và Nhân tài (100 chỉ tiêu), Quản trị và An ninh (100 chỉ tiêu).

Mức điểm sàn xét tuyển vào trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 21 - 22 điểm. Điểm thi tốt nghiệp THPT là tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng nếu có). Thí sinh không thi tốt nghiệp môn tiếng Anh nhưng có chứng chỉ IELTS từ 4.5 trở lên hoặc tương đương sẽ được quy đổi điểm để sử dụng trong xét tuyển.

Sinh viên ngành Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ trúng tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh đạt từ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương) trở lên trước khi bắt đầu học năm thứ 2 trong chương trình đào tạo.

Sinh viên ngành Marketing và Truyền thông, ngành Quản trị Nhân lực và Nhân tài, ngành Quản trị và An ninh trúng tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh đạt từ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương) trở lên trước khi bắt đầu học năm thứ 2 trong chương trình đào tạo và có chứng chỉ tiếng Anh đạt từ bậc 4 (hoặc tương đương trở lên trước khi làm khóa luận/dự án tốt nghiệp.

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.