Trường ĐH Ngoại thương: Kết hợp đào tạo với thực hành cho sinh viên ngành Luật

Bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay đem tới nhiều cơ hội và thách thức cho nghề luật, đòi hỏi các chuyên gia pháp lý có bản lĩnh, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng.

Do đó, việc các cơ sở đào tạo luật đổi mới trong chương trình đào tạo, phù hợp với chuẩn đầu ra của ngành để đáp ứng xu thế hiện nay trở nên rất cần thiết.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, TS. Hà Công Anh Bảo - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương cho biết, hiện nay, các trường đại học có đào tạo ngành Luật không chỉ hướng về hàn lâm, mà sẽ theo hướng kết hợp đào tạo với thực hành. Trong việc thực hành đòi hỏi sự kết nối giữa các cơ sở đào tạo và các tổ chức hành nghề luật.

Tư duy đổi mới trong đào tạo này trước hết giúp cho chính nhà trường hiểu được chương trình đào tạo của mình đến đâu, hiểu được thực tiễn các tổ chức hành nghề luật đang cần gì. Kết hợp với nền tảng đã tích luỹ về chương trình đào tạo, nhà trường sẽ có cơ sở để chỉnh sửa chương trình cho phù hợp nhất, gắn được với thực tế.

Tư duy đổi mới trong đào tạo ngành Luật -0
TS. Hà Công Anh Bảo - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: Nguyễn Liên)

Theo TS. Hà Công Anh Bảo, hiện nay, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương đang triển khai mô hình đào tạo song giảng, tức là mời các chuyên gia tại các công ty luật trực tiếp tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp cho sinh viên được tiếp cận thực tiễn, tiếp cận được các tình huống mang tính chất thực tế.

Đặc biệt, các em có cơ hội định hình nghề nghiệp sau này rõ nét hơn, nhận ra mình phù hợp với lĩnh vực chuyên sâu (như thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ,…), trở thành luật sư tranh tụng hay tư vấn luật,…

Thay vì chỉ mời các chuyên gia đến chia sẻ 1-2 buổi với sinh viên, với mô hình đào tạo song giảng, chuyên gia từ các công ty luật sẽ gắn bó chặt chẽ trong từng học phần của sinh viên, theo sát chương trình đào tạo. Ngoài ra, sinh viên được tiếp cận nhà tuyển dụng từ sớm, đem đến cơ hội việc làm tốt hơn cho các em trong tương lai, cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao theo sự mong muốn của xã hội.

Tư duy đổi mới trong đào tạo ngành Luật -0Tư duy đổi mới trong đào tạo ngành Luật -1
Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương trong một buổi học cùng chuyên gia tới từ công ty luật (Ảnh: Nguyễn Liên)

Cũng theo TS Hà Công Anh Bảo, trong mô hình hợp tác này, các công ty luật cũng hỗ trợ cho giảng viên của nhà trường. “Hiện nay, bản thân giảng viên các trường đại học cũng đang bị nhận xét là thiếu thực tiễn. Vì vậy, được làm việc với các chuyên gia, kết hợp với các công ty sẽ giúp giảng viên có cơ hội tiếp cận thực tiễn nhiều hơn, năng động hơn. Trường Đại học Ngoại thương cũng đang xây dựng mô hình gửi giảng viên đến các công ty để thực tập. Điều này nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Khoa Luật cũng như nhà trường”, TS. Hà Công Anh Bảo thông tin.

Ngược lại, đối với các công ty luật, các luật sư, việc hợp tác với trường đại học sẽ giúp họ thực hiện đúng chức năng của người luật sư - đóng góp đủ số giờ Pro Bono (giờ công ích, đóng góp cho xã hội) mỗi năm theo quy định. Đây cũng một cách người luật sư đóng góp cho sự phát triển của đào tạo Luật ở Việt Nam, qua việc phát triển thế hệ trẻ.

TS. Hà Công Anh Bảo cho biết, từ năm 2012, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương đã bắt đầu thực hiện việc ký kết hợp tác với một số công ty luật. Tới năm 2021, từ khi chương trình V-LEX (chương trình chất lượng cao Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp) đưa vào triển khai, Khoa tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác, không chỉ ký kết với các công ty luật mà còn là các sở, ban, ngành.

Bên cạnh đó, Khoa Luật có một mô hình riêng được triển khai hàng năm là dự án tư vấn pháp lý cộng đồng. Với sự án này, sinh viên sẽ được đi về các cơ sở, làng nghề nhất định để tư vấn pháp lý, dưới sự hỗ trợ của giảng viên và các luật sư. Các công ty luật – đơn vị ký kết với nhà trường sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động này, giúp sinh viên không chỉ được đào tạo về kiến thức chuyên môn mà còn là các kỹ năng mềm.

Ngày 14.11, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ ký kết hợp tác với Công ty Luật KPMG. Đây là công ty thứ 5 ký kết hợp tác với Khoa Luật, trong mục tiêu đổi mới đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết với thực tiễn của Khoa và nhà trường.

Trên cơ sở thỏa thuận, Công ty Luật KPMG đồng ý tham gia vào việc triển khai các chương trình đào tạo về luật tại Trường Đại học Ngoại thương.

Tư duy đổi mới trong đào tạo ngành Luật -0Tư duy đổi mới trong đào tạo ngành Luật -1
Lễ ký kết hợp tác giữa Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương với Công ty Luật KPMG, tổ chức ngày 14.11 (Ảnh: Khánh Ngọc)

Theo đó, tham gia giảng dạy một số học phần trong Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và trong những chương trình khác mà Khoa Luật triển khai. 

Đồng thời, thực hiện hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên thuộc Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và trong những chương trình đào tạo khác mà Khoa Luật triển khai; Thực hiện hoạt động hợp tác khác trên cơ sở thỏa thuận.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.