Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Thêm 8 chương trình đào tạo đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng Hoa Kỳ

Cuối tháng 10.2023, tổ chức kiểm định ACBSP (Hoa Kỳ) đã thông báo 8 chương trình đào tạo được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục đăng ký kiểm định, đều được công nhận kiểm định tại kỳ họp vừa qua. 

8 chương trình đào tạo này bao gồm: 1 chương trình tiên tiến (Kinh doanh quốc tế); 4 chương trình chất lượng cao (Kinh tế quốc tế, Quản trị nguồn nhân lực, Kinh tế phát triển và Tài chính doanh nghiệp) và 3 chương trình định hướng ứng dụng POHE (Truyền thông Marketing, Kinh doanh thương mại và Luật kinh doanh).

Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cho các chương trình đào tạo sẽ chính thức được trao tại Hội thảo thường niên của ACBSP, dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 27 - 30.6.2024 tới đây tại Miami, Hoa Kỳ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ gửi các báo cáo đảm bảo chất lượng (Quality Assurance Report) vào 15.9.2025 để tiếp tục được tổ chức ACBSP công nhận đến 2030.

Các báo cáo này sẽ thể hiện rõ quá trình cải tiến liên tục chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.

Thêm 8 chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng Hoa Kỳ -0
Sinh viên Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong quá trình kiểm định, kết quả đánh giá ngoài của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thể hiện sự vượt trội so với một số các trường thành viên khác của ACBSP.

Kết quả đánh giá chung đạt 69.26%, vượt trội hơn các trường thành viên của AACSB ngoài Hoa Kỳ (46.39%), các trường thành viên của ACBSP ngoài Hoa Kỳ (54.56%) và các trường ngoài Hoa Kỳ và Châu Á nói chung (59.9%).

Cụ thể, kết quả đánh giá ngoài của sinh viên phân phối tương đối đồng đều ở cả 17 module, nằm trong khoảng 63.6-74.26%. Kết quả tốt nhất trên 70% ở một số module như Đạo đức kinh doanh (74.26%), marketing (73.04%), kế toán (72.36%), Kinh tế Vĩ mô (71.42%), Kinh tế toàn cầu/quốc tế (71.01%); hội nhập kinh tế và chiến lược kinh doanh (70.02%).

Trước đó, sau 5 năm là thành viên, tháng 11.2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chính thức công bố chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế ACBSP, Hoa Kỳ cho 11 chương trình đào tạo của trường, bao gồm 10 chương trình đào tạo do Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE quản lý (Tài chính Tiên tiến; Kế toán Tiên tiến; các chương trình chất lượng cao gồm: Marketing; Kiểm toán; Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh doanh; Ngân hàng; và Kinh tế Đầu tư; các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng (POHE) bao gồm: Quản trị khách sạn; Quản trị lữ hành và chương trình Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh) và 1 chương trình đào tạo do Viện Quản trị Kinh doanh quản lý.

Thêm 8 chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng Hoa Kỳ -0
Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ​​​​trao chứng nhận Chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế ACBSP cho 11 đơn vị có chương trình đào tạo đạt chuẩn (Hình ảnh tháng 10/2022)

Đến nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có 20 chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng quốc tế, trong đó có 1 chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng của tổ chức CPA (Australia), 19 chương trình đạt chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của ACBSP (Hoa Kỳ). 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là trường công lập đầu tiên và là trường đại học duy nhất trong khối ngành kinh tế có 19 chương trình học đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế ACBSP - là trường có chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế ACBSP nhiều nhất tại Việt Nam.

ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs) là tổ chức kiểm định chương trình đào tạo có cấp bằng về kinh doanh. Tổ chức hiện diện trên 11 khu vực địa lý trải rộng khắp thế giới với hơn 1.200 cơ sở thành viên với hơn 13.000 thành viên cá nhân từ 60 quốc gia. Khu vực 10 của ACBSP đại diện cho Nam Á, chịu trách nhiệm giám sát 16 quốc gia và 51 cơ sở thành viên trong phạm vi quyền hạn. Đây là kết quả của những nỗ lực trong chiến lược phát triển dài hạn của nhà trường.

Trên cơ sở định hướng chiến lược giai đoạn 2021 - 2030, trường sẽ tiếp tục triển khai kiểm định đối với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của các tổ chức kiểm định quốc tế và phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 80% số lượng chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng.

Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.