Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn năm 2024, ngành cao nhất 28,18 điểm

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa thông báo điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Theo đó, trên thang điểm 30, điểm chuẩn năm nay của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cao nhất là 28,18 với ngành Quan hệ công chúng. 

Xếp sau đó là các ngành: Thương mại điện tử lấy 28,02 điểm, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng lấy 27,89 điểm, Kiểm toán lấy 27,79 điểm, Marketing lấy 27,78 điểm, Kinh doanh quốc tế lấy 27,71 điểm, Kinh doanh thương mại lấy 27,57 điểm, Kinh tế quốc tế lấy 27,54 điểm,...

Trên thang điểm 40, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Truyền thông Marketing với 37,49 điểm.

Điểm chuẩn năm 2024 của các ngành, chương trình đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cụ thể như sau:

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn năm 2024, ngành cao nhất -0
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn năm 2024, ngành cao nhất -0
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn năm 2024, ngành cao nhất -0

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến, hạn cuối trước 17h ngày 27.8 trên Hệ thống của Bộ GD-ĐT theo quy định và hướng dẫn chung của Bộ GD-ĐT.

Sau khi xác nhận nhập học, thí sinh nhập học theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống của trường từ 8h ngày 20.8 đến 17h ngày 29.8. Quá thời hạn nêu trên, thí sinh không xác nhận nhập học và nhập học được xem là từ chối nhập học.

Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 6.995 chỉ tiêu đại học chính quy, tăng khoảng 800 chỉ tiêu so với năm trước.

Các phương thức tuyển sinh của nhà trường về cơ bản giữ ổn định như các năm trước, gồm: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT (chiếm 2% chỉ tiêu), Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (chiếm 18% chỉ tiêu) và Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường (chiếm 80% chỉ tiêu).

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".