Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn "trần tình" về việc ông Vương Tấn Việt đang học tiến sĩ ngành Tôn giáo học

Chiều ngày 26.6, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trả lời báo chí về việc Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Tôn giáo học của nhà trường, khiến dư luận xôn xao. 

Thông báo trúng tuyển được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành ngày 21.12.2023, ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) đã trúng tuyển đào tạo tiến sĩ đợt 2 năm 2023. Theo đó, ông Vương Tấn Việt  thuộc đối tượng xét tuyển từ thạc sĩ. Tuy nhiên, ông Vương Tấn Việt lại chưa có bằng thạc sĩ mà ông chỉ có bằng tiến sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chiều ngày 26.6, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH KHXH &NV) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã trả lời báo chí về vấn đề này như sau:

Hồ sơ ứng tuyển ngành Tôn giáo học của ông Vương Tấn Việt gồm những gì?

Trong thông tin trả lời báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn cho biết, thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2023, Nhà trường căn cứ trên các văn bản pháp lý của Bộ GD-ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Hướng dẫn số 556/HD-ĐHQGHN ngày 27.2.2023 về thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo hướng dẫn này, ngành/ chuyên ngành phù hợp để xem xét đầu vào tuyển sinh trình độ tiến sĩ được quy định như sau:

Ngành/chuyên ngành phù hợp: Ngành/chuyên ngành phù hợp là ngành đào tạo ở trình dộ đại học, hoặc thạc sĩ (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo tiến sĩ của ngành/chuyên ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ, đơn vị đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển.

Trong năm 2022 - 2023, Trường ĐH KHXH &NV tổ chức rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo (CTĐT) từ bậc cử nhân đến tiến sĩ theo chỉ đạo của ĐHQGHN.

Ngày 10.8.2023, Trường ĐH KHXH &NV đã ban hành Quyết định số 2892/QĐ-XHNV về Chương trình đào tạo (điều chỉnh) trình độ tiến sĩ ngành Tôn giáo học, mã số ngành 9229009 trong đó, quy định rõ danh mục các ngành phù hợp đối với ứng viên dự tuyển. Ngành Luật là một trong số các ngành thuộc nhóm ngành phù hợp 2 đối với ngành Tôn giáo học.

Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2023 của Trường ĐH KHXH &NV được đăng tải trên website cũng như các kênh truyền thông của Nhà trường.

Hồ sơ ứng tuyển của ông Vương Tấn Việt đầy đủ các văn bản theo yêu cầu của thông báo tuyển sinh. Trong đó, bằng cấp cụ thể của ông Vương Tấn Việt như sau:

- Bằng cử nhân ngành Luật của Trường ĐH Luật Hà Nội cấp năm 2019 (kèm bảng điểm)  có công chứng.

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh của Trường ĐH Hà Nội, hệ đào tạo từ xa, năm 2001 (bản sao từ sổ gốc có xác nhận của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội).

- Bằng tiến sĩ ngành Luật của Trường ĐH Luật Hà Nội cấp năm 2022 (kèm bảng điểm các học phần bổ sung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ)  có công chứng.

Dự tuyển tiến sĩ theo hình thức đánh giá hồ sơ chuyên môn

Theo lãnh đạo Trường ĐH KHXH &NV, ứng viên Vương Tấn Việt nộp một số bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, một số bài khoa học in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học trong nước, quốc tế, và có một số công trình về lĩnh vực tôn giáo học do NXB Tôn giáo ấn hành, trong đó có Giáo trình Thiền học, Thiền Meditation, Khí công là nền tảng của Thiền.

Trước khi Hội đồng chuyên môn thẩm định xem xét về chuyên môn của ứng viên, Nhà trường tiến hành xem xét thẩm định điều kiện ứng tuyển.

Lãnh đạo Nhà trường cho biết thêm, Bộ môn Tôn giáo học gửi công văn ngày 28.8.2023 báo cáo thuyết minh hồ sơ dự tuyển tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học năm 2023 của ông Vương Tấn Việt.

Trong đó, công văn của Bộ môn Tôn giáo học nêu rõ: Ông Việt có năng lực nghiên cứu và am hiểu kiến thức ngành (thể hiện qua nhiều công trình khoa học công bố về tôn giáo); ông có bằng cử nhân Luật và bằng tiến sĩ Luật, có bảng điểm các học phần bổ sung chương trình đào tạo thạc sĩ Luật và Luật thuộc danh mục ngành phù hợp trong đối tượng tuyển sinh của ngành Tôn giáo học. Do đó, đề nghị được xét học tiến sĩ từ bậc tương đương thạc sĩ (trở lên) và học bổ sung kiến thức một số môn theo quy định.

Trúng tuyển theo đối tượng là tiến sĩ ngành phù hợp

Được biết, Trường ĐH KHXH&NV đã ban hành thành QĐ số 3278/QĐ-XHNV ngày 29.9.2023 thành lập Ban đánh giá mức độ phù hợp của các hồ sơ dự tuyển sau đại học đợt 2 năm 2023, để xem xét 11 trường hợp ứng viên có nguyện vọng dự tuyển Thạc sĩ ngành Nhật Bản học, 2 ứng viên dự tuyển tiến sĩ Nhật Bản học, 01 ứng viên dự tuyển tiến sĩ Tôn giáo học và 01 ứng viên dự tuyển thạc sĩ Du lịch học. Trong đó, có trường hợp của ứng viên Vương Tấn Việt là ứng viên dự tuyển tiến sĩ ngành Tôn giáo học.

Trên cơ sở ý kiến của các Hội đồng thẩm định điều kiện ứng tuyển, Nhà trường ban hành Quyết định số 4136/QĐ-XHNV ngày 18.10.2023  thành lập Tiểu ban đánh giá hồ sơ chuyên môn của các ứng viên dự thi đào tạo bậc tiến sĩ ngành Tôn giáo học. Kết quả ông Vương Tấn Việt đủ điều kiện trúng tuyển và được công nhận NCS theo QĐ số 5615/QĐ-XHNV ngày 29.12.2023.

Ngày 29.12.2023, trường ĐH KHXH & NV ra Quyết định số 5678/QĐ-XHNV về việc đính chính thông tin trong Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển đào tạo tiến sĩ đợt 2 năm 2023 cho 5 trường hợp có sai sót về ngày tháng năm sinh, quê quán và đối tượng trúng tuyển. Trong đó, ông Vương Tấn Việt được điều chỉnh lại đối tượng trúng tuyển là tiến sĩ ngành phù hợp.

Nhà trường thông tin, hiện nay, Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt đã hoàn thành xong 3 học phần bắt buộc, đang làm tiểu luận để chấm điểm hết học phần.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.