Trường Đại học Thủy lợi: Khẳng định chất lượng đào tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế

 Trường Đại học Thủy lợi là trường công lập đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và ngày càng khẳng định là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và quản lý.

"Học đi đôi với hành"

Trải qua chặng đường 63 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Thủy lợi luôn giữ vững danh hiệutrường đại học số 1 trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hiện Trường đã trở thành trường đại học đa ngành, nhiều ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập và bắt nhịp cùng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư như: trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu; cơ điện tử; công nghệ thông tin; thương mại điện tử; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kinh tế số, Thương mại điện tử, Kiểm toán, Kỹ thuật robot và điều khiển thông minh…

Dự kiến năm 2023, Trường tuyển sinh và đào tạo 41 ngành trình độ Đại học, trong đó có 1 ngành giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, thuộc chương trình tiên tiến được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo từ 2008, chương trình gồm 2 chuyên ngành gồm Kỹ thuật xây dựng hợp tác với Đại học Arkansas - Hoa Kỳ và Kỹ thuật tài nguyên nước hợp tác với Đại học Bang Colorado - Hoa Kỳ.

Theo thống kê của trường ĐH Thủy Lợi, trong 5 năm trở lại đây, số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm luôn đạt trên 95%. Năm 2021, tỷ lệ sinh viên có việc làm là 97.32%.

GS.TS. Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cho biết: Trường đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những đại học đa ngành hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học - kỹ thuật, kinh tế và quản lý. Việc hợp tác với các doanh nghiệp trong và nước ngoài được xem là chiến lược quan trọng và được triển khai thành công trong nhiều năm qua, vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, vừa mở thêm cánh cửa cơ hội việc làm cho sinh viên của Nhà trường sau khi tốt nghiệp.

Hiệu trưởng cho biết, với quan điểm "học đi đôi với hành", nhiều năm qua, Trường Đại học Thủy lợi đã có nhiều kết nối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, với nhiều trường đại học nước ngoài thông qua các chương trình trao đổi học thuật của sinh viên, giảng viên, chương trình định hướng làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc, chương trình đào tạo 2+2…  đây sẽ là cầu nối vững chắc trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi sinh viên; tạo cơ hội để giảng viên, sinh viên sang các trường đại học, doanh nghiệp tiếp cận với môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại; nâng cao tác phong và kỹ năng làm việc.

Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu

Với quan điểm “Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu”, Trường ĐH Thủy Lợi đã thực hiện hợp tác, xây dựng và phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn và truyền thống, tạo khả năng thương mại để giải quyết các vấn đề khoa học từ thực tế yêu cầu, phát triển Trường Đại học Thủy lợi thành trường đại học định hướng nghiên cứu. Năm 2020, Trường ĐH Thủy lợi đã phối hợp với Chính phủ Pháp thành lập Trung tâm Hợp tác Quốc tế nhằm triển khai các dự án nghiên cứu quốc tế, trao đổi học thuật, NCKH và trao đổi sinh viên giữa Trường ĐH Thủy lợi với Pháp nói riêng và Quốc tế nói chung.

Theo đó, Nhà trường đã bám sát các chương trình khoa học công nghệ (KHCN) và chương trình phát triển kinh tế xã hội của Trung ương và địa phương, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề KHCN có yêu cầu cấp thiết từ thực tế.Phát triển một số lĩnh vực KHCN mũi nhọn truyền thống trong tính toán, dự báo, thiết kế, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới, tạo khả năng thương mại và hợp tác quốc tế.Tăng cường hội nhập và công bố quốc tế.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, trường ĐH Thủy Lợi và 7 trường đại học kỹ thuật Việt Nam gồm: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Mỏ - Địa chất ký kết hợp tác; đã ký kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: thống nhất số lượng tín chỉ đào tạo cho mỗi bậc đào tạo; công nhận tín chỉ giữa 7 trường; khai thác cơ sở vật chất, nguồn lực của nhau; thúc đẩy, phối hợp chia sẻ về khoa học công nghệ; quốc tế hóa giáo dục... Đây sẽ là cơ hội để 7 trường cùng nhau phát triển hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng.

Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học, việc đẩy mạnh các hoạt động kiểm định quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển, hoàn thành sứ mạng và mục tiêu tầm nhìn của mỗi Trường. 

GS.TS. Trịnh Minh Thụ cho biết, trong những năm vừa qua Trường Đại học Thủy lợi cũng đã tiến hành kiểm định 14 chương trình đào tạo (trong đó 2 ngành thuộc Chương trình tiên tiến, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh đạt chuẩn AUN-QA).

Trường cũng là một trong những trường đầu tiên trong cả nước tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo thông tư 12/2017/TT-BGDĐT đạt kết quả cao với 95.5% số tiêu chí đạt yêu cầu trong số 111 tiêu chí liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của Nhà trường, từ bảo đảm chất lượng về chiến lược, về hệ thống, về thực hiện chức năng cho đến kết quả hoạt động.

Tăng cường hợp tác quốc tế và doanh nghiệp

Hợp tác quốc tế luôn được coi là một trong các chiến lược phát triển quan trọng của Trường Đại học Thủy lợi. Nhà trường chú trọng phát triển hợp tác sâu rộng trong đào tạo, nghiên cứu với tất cả các trường học, tổ chức, viện nghiên cứu, các tập đoàn trên toàn thế giới.

Nhiều Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác song phương và đa phương trong đào tạo và nghiên cứu đã được ký kết và đang triển khai hiệu quả giữa Trường Đại học Thủy lợi và các trường đại học danh tiếng đến từ Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh, Ý, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Bỉ, Pháp, Ấn Độ, Phần Lan, Lào… từ đó đem lại cho các cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường nhiều cơ hội để trao đổi, mở rộng kiến thức cũng như kinh nghiệm trong môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.

Trường Đại học Thủy lợi đã và đang nhận được nhiều tài trợ cho các dự án tăng cường năng lực và nghiên cứu khoa học từ các tổ chức quốc tế như ADB; World Bank; Chính phủ Hà Lan, Đan Mạch, New Zealand, Nhật Bản, Đức… nhờ đó uy tín Nhà trường được nâng cao trong khu vực và trên toàn thế giới trong lĩnh vực tài nguyên nước, thủy điện, môi trường và quản lý thiên tai.

Ngoài ra, Trường Đại học Thủy lợi đã và đang đẩy mạnh công tác tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, chuyên đề và hội nghị trong các lĩnh vực quan trọng này.

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ tại Australia và New Zealand “Diễn đàn Hợp tác Giáo dục Việt Nam - Australia”,  “Diễn đàn Hợp tác Giáo dục Việt Nam - New Zealand” diễn ra tại thành phố Melbourne (Australia) và Hamilton (New Zealand).

Tham gia Diễn đàn, GS.TS. Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi đã ký kết Biên bản ghi nhớ quan trọng về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Waitako - New Zealand.

Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi khẳng định: trong những năm gần đây, Trường Đại học Thủy lợi đã thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các đối tác Australia và New Zealand trong nghiên cứu và đào tạo. Đặc biệt, Chính phủ New Zealand đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý tài nguyên và Biến đổi khí hậu của Nhà trường.

Thành lập nhiều nhóm nghiên cứu mạnh

Trong định hướng chiến lược, Trường Đại học Thủy lợi trở thành trường đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực; uy tín trong đào tạo và chuyển giao công nghệ hướng tới các vấn đề phát triển bền vững.

Chính vì vậy, nhà trường đã thành lập nhóm nghiên cứu mạnh để tập hợp các chuyên gia nghiên cứu mũi nhọn của Trường Đại học Thủy Lợi và các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, với mục tiêu chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu của Trường Đại học Thủy Lợi trở thành trường hàng đầu trong nước và có uy tín trong các trường trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Vừa qua, Trường Đại học Thủy Lợi đã thành lập nhiều nhóm nghiên cứu mạnh gồm: nhóm AICOST - liên ngành giữa công nghệ thông tin, thủy văn và kỹ thuật tài nguyên nước nhằm mục tiêu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai trong ngữ cảnh của biến đổi khí hậu; nhóm MLIC - liên ngành giữa công nghệ thông tin - điện - điện tử với mục tiêu xây dựng các hệ thống giám sát, điều khiển thông minh; nhóm GRAT - liên ngành giữa công nghệ viễn thám và thủy lợi nhằm mục tiêu ứng dụng các kỹ thuật viễn thám tiên tiến (remote sensing) cho các bài toán thủy lợi; nhóm ROOM - nghiên cứu tồn lưu, đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu của các chất hữu cơ bền (PTS) trong môi trường.

Nhóm cũng nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, từ đó hoàn chỉnh hướng nghiên cứu về ô nhiễm chất hữu cơ nói chung trong môi trường.

Theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, mục tiêu xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm: nâng cao năng lực đội ngũ thông qua hoạt động nghiên cứu liên ngành để giải quyết các vấn đề phát triển bền vững; tiến tới việc tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao cho công nghiệp, nông nghiệp và đời sống xã hội; tăng cường các công bố quốc tế chất lượng cao; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong các dự án nghiên cứu cụ thể...

Việc triển khai xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh sẽ giúp hình thành nên những tập thể khoa học mạnh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, mang tính dài hạn. Điều này không chỉ giúp nâng cao số lượng các công trình công bố quốc tế chất lượng cao, giải pháp hữu ích, mà còn tăng cường khả năng hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đào tạo sau đại học và xếp hạng đại học theo các tiêu chuẩn quốc tế của Nhà trường.

Có thể nói rằng, sự trưởng thành vượt bậc và khẳng định vị thế của Trường Đại học Thủy lợi trong hệ thống giáo dục của đất nước không thể tách rời khỏi công tác khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.