Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố điểm chuẩn năm 2024, mức điểm từ 15,35 - 28,83

Tối 17.8, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố điểm chuẩn năm 2024. Ngành Sư phạm Ngữ Văn và Sư phạm Lịch sử có điểm chuẩn cao nhất, đều là 28,83 điểm.

Bốn ngành Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Sư phạm tiếng Anh có điểm trúng tuyển trên 27. Giáo dục thể chất thấp nhất nhóm đào tạo cử nhân với 20 điểm.

Đối với các ngành Tâm lý học giáo dục dẫn đầu về điểm chuẩn với 26,68, tiếp đó là Ngôn ngữ Trung Quốc với 26,14.

Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Công nghệ sinh học với 15,35 điểm.

Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển khoảng 2.000 sinh viên. Trường sử dụng năm phương thức xét tuyển là xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia và Đại học Sư phạm Hà Nội, xét học bạ hoặc điểm thi đánh giá năng lực với điểm thi năng khiếu, xét tuyển thẳng và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý với 28,42. Đây là ngành đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp ở THCS, theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
 

TT Mã ngành Ngành tuyển sinh Điểm trúng tuyển
(thang điểm 30)
I. Các ngành đào tạo cử nhân sư phạm
7140201 Giáo dục Mầm non 25,73
7140202 Giáo dục Tiểu học 27,39
7140204 Giáo dục Công dân 27,94
7140206 Giáo dục Thể chất 20,00
7140208 Giáo dục Quốc phòng - An ninh 27,63
7140209 Sư phạm Toán học 26,83
7140210 Sư phạm Tin học 24,85
7140211 Sư phạm Vật lý 26,81
7140212 Sư phạm Hóa học 26,54
7140213 Sư phạm Sinh học 26,33
7140217 Sư phạm Ngữ văn 28,83
7140218 Sư phạm Lịch sử 28,83
7140231 Sư phạm Tiếng Anh 27,20
7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên 25,57
7140249 Sư phạm Lịch sử - Địa lý 28,42
II. Các ngành đào tạo cử nhân ngoài sư phạm
7220201 Ngôn ngữ Anh 25,94
7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 26,14
7310403 Tâm lý học giáo dục 26,68
7310630 Việt Nam học 25,07
7420201 Công nghệ sinh học 15,35
7440122 Khoa học vật liệu 18,85
7480201 Công nghệ thông tin 21,60
7810301 Quản lý thể dục thể thao 18,00

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.