Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì việc ông Vương Tấn Việt chưa tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa?

Ngày 13.8, Trường Đại học Luật Hà Nội lên tiếng về việc ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang) chưa có văn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa. 

Trao đổi với báo chí, đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: "Về nguyên tắc, khi có văn bản chính thức của cơ quan quản lý nhà trường sẽ thực hiện các quy trình theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nếu học viên sử dụng bằng giả để tuyển sinh thì các trường đào tạo và cấp bằng ở bậc cao hơn sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của Bộ GD-ĐT về quản lý văn bằng chứng chỉ".

Theo quy định điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BGDDT ngày 18.3.2021 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học về xử lý vi phạm đối với sinh viên: 

"1. Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ."

Tại điều 16, thông tư 23/2021/TT-BGDDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ quy định về xử lý vi phạm đối với học viên: 

"1. Học viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.

2. Học viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

3. Học viên vi phạm một trong các quy định sau đây sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;

b) Sử dụng kết quả của người khác hoặc sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận văn, đề án và bị hội đồng thẩm định kết luận nếu cắt bỏ những phần sử dụng, sao chép, trích dẫn đó thì luận văn, đề án không đạt yêu cầu;

c) Nhờ hoặc thuê người khác làm hộ luận văn, đề án.

4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về xử lý vi phạm đối với học viên".

Theo điều 21, thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28.6.2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ quy định về xử lý kết quả thẩm tra, thẩm định như sau: 

"Nếu nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ, việc thu hồi bằng được thực hiện theo quy định hiện hành và trong những trường hợp: hồ sơ quá trình đào tạo được xác nhận có vi phạm, sai sót nghiêm trọng dẫn đến người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển, công nhận nghiên cứu sinh và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo; sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận án và bị Hội đồng thẩm định kết luận nếu cắt bỏ những phần sao chép, trích dẫn đó thì luận án không đáp ứng yêu cầu quy định của Quy chế này; luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng thẩm định thông qua theo quy định".

Vừa qua, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).

Theo đó, ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời, ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6 tháng 6 năm 1989 của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì việc ông Vương Tấn Việt chưa tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa? -0
Văn bản báo cáo của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh

Trước đó, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chính thức thông tin về quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang).

Học viên Vương Tấn Việt (sinh năm 1959), trước khi dự tuyển Nghiên cứu sinh, tốt nghiệp Đại học ngành Tiếng Anh năm 2001 tại Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội).

Năm 2017, học viên trúng tuyển Văn bằng 2 Khoá 1 trình độ đại học Luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Luật Hà Nội mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 15.1.2019, được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Cử nhân ngành Luật Văn bằng thứ 2 – Vừa làm vừa học theo Quyết định số 140/QĐ-ĐHLHN ngày 15/01/2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại Giỏi.

Ngày 26.11.2019, trúng tuyển Nghiên cứu sinh khoá 25B (niên khoá 2019-2023) theo Quyết định 4567/QĐ-ĐHLHN ngày 26.11.2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 26.12.2019, học viên được công nhận Nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp – Hành chính.

Ngày 9.12.2021, Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp Trường tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17.3.2022, Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt được cấp bằng Tiến sĩ luật ngành luật Hiến pháp – Hành chính theo Quyết định số 1141/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trường Đại học Luật Hà Nội giải thích, theo Điều 5 Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4.4.2017 và Điều 6 Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN thì học viên Vương Tấn Việt có đủ điều kiện được học thẳng lên tiến sĩ, cụ thể: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật, loại Giỏi; là tác giả 1 báo cáo khoa học in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017; có năng lực ngoại ngữ: Bằng tốt nghiệp Đại học, ngành tiếng Anh.

Về đào tạo học viên Vương Tấn Việt, Trường Đại học Luật Hà Nội thông tin, từ tháng 12.2019 đến tháng 6.2021, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ. Năm 2020 đến năm 2021, nghiên cứu sinh đã hoàn thành 7 học phần của chương trình đào tạo tiến sĩ.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".