Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN sắp mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa

Ngày 18.8, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa.

Đến dự hội thảo có Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GS.TS Chử Đức Trình. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Tổ trưởng Tổ chuyên gia xây dựng Đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học– chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GS.TS Chử Đức Trình nhấn mạnh: Từ khi thành lập, cố GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – Hiệu trưởng sáng lập của Nhà trường đã xây dựng và xác lập tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ là lấy khoa học cơ bản mạnh mẽ làm nền tảng vững chắc để phát triển các ngành và lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 theo hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông, điện tử viễn thông, tự động hóa, vật lý kỹ thuật, robotics, công nghệ Nano, công nghệ sinh học và tự động hóa.

Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN sắp mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa ảnh 1
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: UET-VNU)

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy trách nhiệm xã hội, Nhà trường đang từng bước hoàn thiện và phát triển định hướng nghiên cứu, triển khai một số lĩnh vực mới trên cơ sở phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông gồm Công nghệ nông nghiệp, Công nghệ Hàng không vũ trụ và Công nghệ xây dựng – giao thông.

Trên cơ sở nhu cầu của xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Trường Đại học Công nghệ nhận thấy sự cần thiết của việc mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa.

GS.TS Chử Đức Trình hy vọng các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các nhà tuyển dụng góp ý, bổ sung về sự cần thiết của ngành, góp ý về chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo để Nhà trường có thể hoàn thiện đề án mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận với nhiều nhận xét, góp ý cho nhóm chuyên trách để hoàn thiện chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, … đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phát biểu tiếp thu ý kiến từ Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ xây dựng – giao thông GS.TSKH Nguyễn Đình Đức  khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai. Đất nước phải đào tạo không chỉ có cử nhân, kỹ sư.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, muốn làm nên những sản phẩm quốc gia phải có các công trình sư, tổng công trình sư. Thiết kế công nghiệp và đồ họa không chỉ là thiết kế kiểu dáng công nghiệp và kiểu dáng sản phẩm, đồ. Mà xa hơn, phải là người am hiểu – giỏi về kỹ thuật và công nghệ. Ví dụ muốn chế tạo tên lửa, phải có công trình sư/tổng công trình sư hiểu rất rõ về 3 cấu thành quan trọng nhất của nó là thân vỏ – động cơ và điều khiển, từ đó chỉ huy các lực lượng liên quan thiết kế và chế tạo. Và đương nhiên, sẽ phải hiểu thẩm mỹ và khí động khi thiết kế.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định: Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa của Trường Đại chọ Công nghệ mở ra có sự khác biệt, với tham vọng, tầm nhìn chiến lược và sâu sắc như vậy. Mở ra ngành này, cùng với ngành cơ khí chế tạo máy tới đây, sẽ là một bước ngoặt và động lực quan trọng cho sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN trong tương lai.

Ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa với mục tiêu đào tạo cho người học những kiến thức về nền tảng và chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ, mỹ thuật và đồ họa trong thiết kế hệ thống, trang thiết bị, thiết kế sản phẩm công nghiệp, đồ họa và thiết kế mỹ thuật.

Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành và thực tế xã hội để tìm ra giải pháp tối ưu các bài toán đặt ra trong thiết kế công nghiệp và đồ họa.
 

Giáo dục

Hành trình đưa Trường Đại học Hà Nội vươn ra thế giới
Giáo dục

Hành trình đưa Trường Đại học Hà Nội vươn ra thế giới

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, quốc tế hóa giáo dục đã trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của Trường Đại học Hà Nội. Với tầm nhìn phấn đấu trở thành đại học đa ngành định hướng ứng dụng, thuộc tốp đầu tại Việt Nam và có danh tiếng trong khu vực châu Á, Nhà trường không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng môi trường học thuật đa văn hóa, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực toàn cầu.

Trường Đại học Giao thông Vận tải đạt top 500 trường đại học hàng đầu châu Á
Giáo dục

Trường Đại học Giao thông Vận tải đạt top 500 trường đại học hàng đầu châu Á

Trong năm 2024, một lần nữa Trường Đại học Giao thông Vận tải được tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới - QS xếp trong 500 trường hàng đầu ở châu Á và top 15 trường hàng đầu Việt Nam. Kết quả này là minh chứng cho sự nỗ lực của đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học và sự đóng góp từ kết quả học tập của sinh viên có chất lượng cao.

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua
Giáo dục

Những tin tức giáo dục đáng chú ý tuần qua

Rộn ràng không khí Tết ở các trường học là một trong những điểm nhấn giáo dục tuần qua. Bên cạnh đó một số trường đại học đã thông tin về đề án tuyển sinh năm 2025. Vụ việc ngộ độc thuốc chuột tập thể tại Tuyên Quang đang được xã hội rất quan tâm...

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực
Giáo dục

Trường Đại học Lâm Nghiệp phát triển thành đại học số, khởi nghiệp và đa lĩnh vực

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ nhân tạo, trước yêu cầu xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, hiện đại, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, suy thoái tài nguyên, môi trường càng đặt lên vai của Trường Đại học Lâm nghiệp sứ mệnh cao cả và ý chí quyết tâm đổi mới.

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình
Xã hội

Tri thức là nền tảng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhà nghiên cứu NGUYỄN XUÂN TUẤN Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta hãy bắt đầu từ những "tế bào" của trụ cột quốc gia về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều có vị trí quan trọng. Tri thức là nhân tố quan trọng nhất tạo ra động lực phát triển thịnh vượng bền vững của một quốc gia vượt lên các yếu tố về thể chế, địa lý, văn hóa. Tập hợp nguồn tri thức là tập hợp những "tế bào" mạnh khỏe của mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cùng nhau tập hợp tri thức, kiến thức của các tầng lớp Nhân dân tạo ra các nền tảng cơ bản tạo đà cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"
Giáo dục

Nữ sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đoạt giải quốc gia tiếng Nhật: "Thích sự kỷ luật và văn hóa Nhật Bản"

Trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, Trần Nhật Minh Anh, lớp 12N1, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã xuất sắc giành giải 3 môn tiếng Nhật. Với Minh Anh, em yêu thích văn hoá Nhật, thích cách làm việc của người Nhật, sự kỷ luật, khắt khe trong công việc.