Tránh tình trạng phụ huynh "trực xuyên đêm" giữ chỗ vào lớp 10: Cần tuyển sinh trực tuyến

Trên các diễn đàn những ngày này, liên tục xuất hiện các hình ảnh phụ huynh xếp hàng nhiều giờ đồng hồ, thậm chí “trực xuyên đêm” để giữ chỗ, giành suất cho con vào lớp 10 các trường THPT công và tư thục trên địa bàn Hà Nội.

Trực xuyên đêm giữ chỗ vào lớp 10 

Theo đó, từ 1h-2h sáng 4.7, hàng trăm phụ huynh có con đạt 41 điểm nhưng trượt nguyện vọng một đã đổ ra cổng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) để giành một suất lớp 10 cho con. Dù trước đó, theo thông báo đăng tải trên trang web chính thức, Trường THPT Phan Huy Chú cho biết sẽ nhận hồ sơ tuyển sinh từ 7h30 - 11h ngày 4.7. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đến sớm cả tiếng so với giờ thông báo đã ngơ ngác vì “mất lượt” từ đêm.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu. Điểm chuẩn lớp 10 năm học 2023-2024 của trường này là 38.5 điểm. Theo thông báo của trường, thời gian tiếp nhận hồ sơ nhập học lớp 10 từ 8h ngày 5.7 và nhà trường sẽ dừng nhập học khi đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, ngay từ 23h ngày 4.7, một số phụ huynh đã đến tụ tập xung quanh cổng trường.

Tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở Trường THPT Hoàng Cầu. Theo thông báo của trường này, thời gian tuyển sinh bắt đầu từ 8h ngày 5.7. Nhưng khoảng gần 1h ngày 5.7, cả trăm phụ huynh đã vây kín cổng trường, mong giành được một suất nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con. 

Phụ huynh
Phụ huynh
Hình ảnh phụ huynh xếp hàng tại Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu từ đêm tới sáng, chen chúc để nộp hồ sơ cho con vào lớp 10
Phụ huynh
Phụ huynh xếp hàng tại cổng Trường THPT Hoàng Cầu

Trao đổi với báo chí, bà Cao Thanh Nga - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa) cho biết theo kế hoạch, trường thu hồ sơ từ 7h30 ngày 4.7. Nhưng từ rạng sáng ngày 4.7, nhiều phụ huynh đến đứng trước cổng trường để chờ phát số thứ tự.

Bà Nga chia sẻ, dù đã có lực lượng an ninh làm công tác trật tự nhưng tình trạng ùn ứ diễn ra khiến nhà trường phải phát số thứ tự sớm từ 5h để phụ huynh vào trường. Số lượng số thứ tự có hạn tương ứng với chỉ tiêu tuyển sinh, do đó người đến muộn hết cơ hội.

Theo Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, trường đã từng nghĩ đến phương án tuyển sinh theo cách lấy điểm từ cao xuống thấp, kèm theo tiêu chí phụ để tuyển sinh để tránh việc “ai đến sớm thì được”, tuy nhiên không thể thực hiện.

Lý do bởi khi lấy điểm từ cao xuống thấp, số trúng tuyển sẽ nhiều em điểm cao. Nhưng khi các trường công lập các em đăng ký nguyện vọng 1 hạ điểm chuẩn, nhiều em đủ điều kiện vào trường rồi nhưng thấy đỗ trường công lập lại rút hồ sơ, khi đó dẫn đến nhà trường “hụt” thí sinh và ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch dạy học. Để đảm bảo số lượng đầu vào, nhà trường đành phải thu hồ sơ theo cách thức như hiện tại.

Năm học 2023 - 2024, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 toàn Hà Nội có gần 105.000 thí sinh dự thi. Trong đó, chỉ có khoảng 72.000 học sinh vào được trường công lập, có nghĩa khoảng 33.000 học sinh còn lại không trúng tuyển. 

Các em đứng trước nhiều lựa chọn như theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; các trường cao đẳng, trung cấp dạy hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học nghề; các trường ngoài công lập.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang khi cánh cửa vào các trường tư thục cũng không hề rộng mở. Thực tế “cuộc đua” vào lớp 10 ở các trường tư thục cũng khốc liệt không kém. Đó là lý do rất nhiều phụ huynh phải “trực xuyên đêm” để giữ chỗ, chen chúc giành suất cho con vào trường tư thục.

Giải pháp quan trọng nhất để “gỡ rối” là tuyển sinh trực tuyến

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân tối 5.7, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết trước hết trong trường hợp này, chúng ta cần đặt mình vào vị trí các phụ huynh để hiểu lý do vì sao họ phải “trắng đêm” giữ chỗ như vậy.

“Con đang thiếu chỗ học thì họ phải lặn lội, phải tìm mọi cách để xử lý, giúp con có chỗ học, đó là điều rất dễ hiểu. Ai cũng sẽ hành xử như vậy khi rơi vào tình huống của họ”, Tiến sĩ Lâm nói.

Theo ông, để tránh được tình huống này, giải pháp quan trọng nhất là Sở GD-ĐT cần có ý kiến nhất quán trên toàn hệ thống, để tuyển sinh theo hình thức online (trực tuyến), thay vì nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp như hiện nay. Tất nhiên, vẫn có thể linh động trên từng trường, bởi không phải trường tư thục nào cũng có đông thí sinh đăng ký, có trường thậm chí còn không tuyển đủ học sinh.

“Nếu có sự tuyên bố, nhất quán ngay từ đầu thì các trường sẽ thực hiện theo yêu cầu đó, như vậy sẽ không còn tình trạng phụ huynh phải chịu khổ “trực xuyên đêm”, chen chúc, xô đẩy để nộp hồ sơ cho con nữa”, Tiến sĩ Lâm nêu ý kiến.

Về một số ý kiến cho rằng phải chăng Hà Nội đang “thiếu trường” dẫn đến tình trạng phải căng thẳng “chạy đua” mới có suất học, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, quan điểm của ông là giao toàn quyền việc này cho các địa phương, để nếu Nhà nước không cung cấp đủ kinh phí xây trường có thể kêu gọi xã hội hóa. Việc này cần có kế hoạch sớm, phải làm trước dựa trên tính toán về biến động dân số, thay vì “nước đến chân mới nhảy”.

Ngày 5.7, chia sẻ tại  tại phiên chất vấn HĐND TP Hà Nội liên quan tới vấn đề trên, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định ở Hà Nội không thiếu chỗ học. “Một số trường có uy tín, được phụ huynh tin tưởng nên bằng mọi giá gửi con em mình vào học. Vì vậy, họ xếp hàng từ sáng sớm với mong muốn con có suất vào trường”, ông Cương nói. 

Để khắc phục tình trạng trên, ông Trần Thế Cương cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ tuyển sinh trực tuyến, sẽ bớt phần vất vả cho học sinh, phụ huynh. Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng đã làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường cũng như các quận, huyện bàn phương án thu hồi các dự án treo để dành quỹ đất xây dựng các trường công lập.

Cũng theo ông Cương, lãnh đạo TP Hà Nội rất quyết liệt trong chỉ đạo xây dựng thêm các trường học để đáp ứng nhu cầu của học sinh. 

Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.