TP. Hồ Chí Minh yêu cầu trường tư không thu gộp học phí cho nhiều năm hay toàn cấp học

Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản về việc chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục của các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố.

Theo đó, qua kiểm tra thực tế hoạt động giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập học kỳ 1 năm học 2023-2024, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị chủ động kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tình hình tổ chức hoạt động theo các nội dung cụ thể.

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là vấn đề thu, quản lý và sử dụng học phí.

Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.  

Nhà trường khi tổ chức thu học phí phải theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, cụ thể là được thu tối đa 9 tháng/năm học và không được phép thu gộp cho nhiều năm hay toàn cấp học. Thực hiện kê khai giá dịch vụ giáo dục theo hướng dẫn tại công văn số 7152/SGDĐT-KHTC ngày 05.12.2023 của Sở GD-ĐT. 

Các đơn vị cũng cần công khai học phí và các khoản thu khác theo từng tháng, theo học kỳ, theo năm học và theo toàn cấp học. Thực hiện công khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử (website) của đơn vị và niêm yết công khai tại đơn vị đảm bảo thuận tiện dễ theo dõi.  

Về cơ cấu tổ chức, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn cần tách bạch rõ ràng giữa quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng trường, Ban kiểm soát, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT. 

Về việc quản lý, sử dụng đối với người lao động nước ngoài, cần thực hiện quản lý giấy phép lao động của người lao động nước ngoài chặt chẽ. Khi người lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc hết hạn giấy phép lao động phải thực hiện trả giấy phép lao động trong thời gian quy định. Khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, nhà trường phải thực hiện ký hợp đồng lao động.

Việc quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài thực hiện đúng Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2023 và Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.

Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh lưu ý thêm đối với các trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học có cấp học cao nhất là loại hình tư thục (có vốn trong nước) cần thành lập công đoàn cơ sở và tổ chức hội nghị người lao động hằng năm theo đúng hướng dẫn của Công đoàn Ngành giáo dục Thành phố. Phải bảo đảm tỷ lệ ít nhất 40% giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên toàn trường theo quy định.  

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường phải phân biệt giữa chương trình phổ thông 2006 và chương trình phổ thông 2018 tùy theo khối lớp. Nhà trường chú ý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc và có số tiết theo quy định là 3 tiết/tuần, với tổng số tiết 105 tiết/năm học.  

Khi tuyển sinh, nhà trường đảm bảo phải có đủ 3 quyết định: Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh 10 và Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh 10 do Sở GD-ĐT cấp (không được tuyển sinh vượt chỉ tiêu cho phép hằng năm).  

Đối với trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý thêm, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có giấy phép lao động theo quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định. Trường hợp Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là người biệt phái từ các nước phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về miễn giấy phép lao động. 

Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.

Nhà trường có kế hoạch tuyển sinh không vượt quá số lượng học sinh trong đề án thành lập trường hay trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc tiếp nhận học sinh Việt Nam phải tuân thủ Điều 39 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP, cụ thể: học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.  

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.