TP. Hồ Chí Minh: Khảo sát trực tuyến năng lực học sinh, giáo viên

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, việc khảo sát trực tuyến nhằm đánh giá kết quả, chất lượng giảng dạy, học tập của học sinh, giáo viên. Kết quả khảo sát chỉ dùng để phân tích, phục vụ công tác nghiên cứu, tuyệt đối không dùng để so sánh, xếp loại.

TP. Hồ Chí Minh: Khảo sát trực tuyến năng lực học sinh 4 khối lớp -0
Việc khảo sát nhằm đánh giá kết quả, chất lượng giảng dạy, học tập của học sinh, giáo viên

Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, năm học 2023-2024, Thành phố sẽ thực hiện khảo sát trực tuyến năng lực học sinh ở 4 khối: 3, 7, 9 và 11 các trường trong và ngoài công lập. Trong đó, khối 3 và 7 khảo sát năng lực vận dụng; Khối 9 và 11 khảo sát năng lực ngoại ngữ. Sở sẽ phụ trách ra đề khảo sát ở các khối lớp.

Đối với khối 3, bài khảo sát được xây dựng theo hướng tích hợp, gồm 20 câu (Toán 10 câu, tiếng Việt 10 câu) về kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của học sinh qua môn học, thời gian làm bài 40 phút. Việc khảo sát được thực hiện trên máy vi tính tại trường. Thời gian khảo sát ngày 14.3.

Đối với khối 7, bài khảo sát trực tuyến theo hình thức trắc nghiệm khách quan với 40 câu hỏi, khảo sát đánh giá năng lực vận dụng của học sinh lớp 7 qua các môn học: Văn, Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thời gian làm bài khảo sát 60 phút.

100% học sinh lớp 7 tại các trường THCS trong và ngoài công lập tham gia khảo sát thông qua máy tính hoặc các thiết bị thông minh (máy tính bảng, điện thoại). Thời gian khảo sát dự kiến cuối học kỳ II.

Khối 9 và 11, bài khảo sát trực tuyến năng lực tiếng Anh theo dạng bài chuẩn của Cambridge Assessement English (trắc nghiệm khách quan). Thời gian khảo sát 90 phút. 100% học sinh lớp 9, 11 tại các trường THCS, THPT trong và ngoài công lập tham gia khảo sát trên máy tính hoặc các thiết bị thông minh. Thời gian khảo sát dự kiến vào tháng 4.

Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh khẳng định, kết quả khảo sát chỉ dùng để phân tích, phục vụ công tác nghiên cứu, tuyệt đối không dùng để so sánh, xếp loại, đánh giá học sinh và giáo viên. Từ đó tiến tới khảo sát năng lực học sinh lớp 4, 5 và lớp 8 khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2024-2025.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.