TP. Hồ Chí Minh huy động gần 16 nghìn người phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết, để phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thành phố sẽ tổ chức 162 điểm thi với hơn 90.000 thí sinh tham gia kỳ thi. Trong đó, có 87 điểm thi có thí sinh tự do. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được huy động tham gia phục vụ kỳ thi là 15.900 người.

Chiều 10.6, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kỳ thi

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2024, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, với gần 2.300 điểm thi và 45.000 phòng thi. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số lượng thí sinh dự thi đông nhất cả nước.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu thông tin, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh đã phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh bảo đảm công tác bảo mật tại điểm in sao đề thi, vận chuyển đề thi, chấm thi. Tất cả điểm in sao đề thi, điểm thi, chấm thi đều được bố trí máy phát điện dự phòng, triển khai các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi.

Trước khi diễn ra kỳ thi 1 tuần, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh sẽ có các đoàn kiểm tra cơ sở vật chất và công tác chuẩn bị ở tất cả các khâu tổ chức kỳ thi, bảo đảm công tác phối hợp an toàn, thông suốt.

“TP Hồ Chí Minh xác định kỳ thi tốt nghiệp THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên đề cao tinh thần trách nhiệm của tất cả các khâu, bộ phận tham gia phối hợp tổ chức kỳ thi. Trong đó, ngành giáo dục tập trung tuyên truyền quy chế thi cho thí sinh, cha mẹ học sinh và những người tham gia công tác coi thi để hạn chế thấp nhất các trường hợp vi phạm quy chế”, ông Nguyễn Văn Hiếu nói.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy, Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cũng cho biết, TP Hồ Chí Minh đã có sự chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

“Tới đây, công tác phối hợp giữa Sở GD-ĐT và các sở, ban, ngành trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được thắt chặt nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kỳ thi. Trong đó, các vấn đề về y tế, an toàn thực phẩm, hỗ trợ về tâm lý cho thí sinh tại các điểm thi được tập trung đẩy mạnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh tham gia kỳ thi”, bà Thúy nhấn mạnh.

TP. Hồ Chí Minh huy động gần 16 nghìn người phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 -0
Đoàn công tác kiểm tra tại điểm thi Trường THCS Trần Văn Ơn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Bộ GD-ĐT

Phải chú trọng đến khu vực in sao đề thi

Thực hiện công tác kiểm tra và cho rằng, trong quá trình kiểm tra điểm thi và khu vực in sao đề thi tại TP Hồ Chí Minh còn một số nguy cơ, Phó cục trưởng cục A06 (Bộ Công an) Hoàng Văn Khoa chỉ rõ, tại khu vực in sao đề thi còn nhiều cáp mạng, cáp điện thoại. Do đó, ông Khoa đề nghị TP Hồ Chí Minh cần sớm có phương án đưa cáp mạng ra khỏi khu vực in sao đề thi, khu bảo quản bài thi. Nếu không đưa ra được thì cần có phương án niêm phong tất cả các cáp mạng.

Ngoài ra, theo ông Khoa, tại điểm tổ chức thi còn khu vực tiếp giáp với nhà dân chưa có rèm che. Do vậy ông đề nghị thành phố có phương án bổ sung, nếu không có phương án lắp được rèm thì phải lắp kính huỳnh quanh để bên ngoài không nhìn vào được,...

Đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình chuẩn bị cơ sở vật chất và bố trí nhân lực tại điểm in sao đề thi và một điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý TP Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương có số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT lớn nhất cả nước. Do đó, TP Hồ Chí Minh phải chú trọng đến khu vực in sao đề. Đây là khu vực rất quan trọng, chỉ cần xảy ra yếu tố nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cả nước.

Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh cũng cần thực hiện tốt quy trình coi thi; cần đẩy mạnh truyền thông cho giáo viên, học sinh về quy chế thi, về những vật dụng không được mang vào phòng thi, đặc biệt là điện thoại di động tránh vi phạm quy chế thi…

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.