TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất 1.893 tỷ đồng hỗ trợ học phí năm học 2024-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa đề xuất kinh phí hỗ trợ học phí năm học 2024-2025 là 1.893 tỷ đồng. Trong đó, công lập là 1.575 tỷ đồng, ngoài công lập là 318 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất 1.893 tỉ đồng hỗ trợ học phí năm học 2024-2025 -0
Theo Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, dự toán kinh phí thực hiện chính sách là 1.893 tỷ đồng

Theo tờ trình về chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí theo Nghị quyết số 36/2023 của HĐND TP. Hồ Chí Minh trong năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau khi lắng nghe ý kiến phản hồi của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và xem xét kỹ các tác động của việc điều chỉnh giảm mức học phí trên nhiều phương diện, Sở nhận định có cả tác động tích cực và tiêu cực.

Về tác động tích cực, cha mẹ học sinh, người học không còn phải chịu ảnh hưởng gánh nặng về việc tăng học phí trong trường hợp ngân sách thành phố không còn hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng có tác động tiêu cực là nguồn thu của các cơ sở giáo dục giảm dẫn tới mức tự chủ tài chính giảm, đồng nghĩa mức đầu tư giáo dục trên 1 học sinh giảm, các đơn vị gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục cũng như thu nhập của người lao động.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất 1.893 tỉ đồng hỗ trợ học phí năm học 2024-2025 -0
Mức hỗ trợ học phí

Xuất phát từ các nguyên nhân và nhận định đã nêu, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong năm học 2023-2024, xét điều kiện kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh và sự cần thiết nhằm bảo đảm ổn định nguồn lực tài chính của các cơ sở giáo dục cũng như giữ bình ổn mức đầu tư trên học sinh, Sở GD-ĐT báo cáo, đề xuất Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương được tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí theo Nghị quyết số 36/2023 của HĐND TP. Hồ Chí Minh đối với năm học 2024-2025.

Cụ thể, dự toán kinh phí thực hiện chính sách là 1.893 tỷ đồng. Trong đó, công lập là 1.575 tỷ đồng, THCS là 1.057 tỷ đồng. Ngoài công lập 318 tỷ đồng, THCS là 65 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 5.2024, Sở GD-ĐT đã đề xuất tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí năm học 2024-2025, trong đó đối tượng được áp dụng thu hẹp là học sinh THCS công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THCS trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, hỗ trợ 100% mức học phí áp dụng theo Nghị quyết của HĐND TP. Hồ Chí Minh đối với cấp THCS năm học 2024-2025, mức dự kiến 100.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 1 và 85.000 đồng/học sinh/tháng đối với nhóm 2. Dự toán kinh phí thực hiện chính sách là 421 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện miễn học phí cho học sinh công lập là 399 tỷ đồng, ngoài công lập là 22 tỷ đồng.

Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.