Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Hà Tĩnh

Sáng 11.6, Đoàn kiểm tra số 1 của lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Ban chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho kỳ thi.

Hơn 17.000 thí sinh đăng ký dự thi, bố trí 35 điểm thi

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo thi tỉnh Hà Tĩnh, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hà Tĩnh có 17.080 thí sinh đăng ký dự thi. Toàn tỉnh bố trí 35 điểm thi, 740 phòng thi, 91 phòng chờ; bố trí 2.643 người làm nhiệm vụ tại các điểm thi.

UBND tỉnh và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kỳ thi; tổ chức kiểm tra các địa điểm sẽ đặt các điểm thi, in sao đề thi, làm phách, chấm thi, phúc khảo; thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Hà Tĩnh -0
Đoàn kiểm tra số 1 kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại điểm thi Trường THPT Mai Thúc Loan (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh)

Các sở, ngành, đơn vị liên quan trong toàn tỉnh đã thực hiện tốt việc phối hợp với Sở GD-ĐT trong việc bố trí lực lượng, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi. Để xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra (thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,... ), UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp với Sở GD-ĐT bố trí phương án dự phòng.  

Yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn kiểm tra số 1 cho biết, chiều 10.6, Đoàn đã tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, minh chứng từ Sở GD-ĐT Hà Tĩnh; kiểm tra trực tiếp tại khu vực dự kiến triển khai in sao đề thi, chấm thi và ba điểm thi, gồm: Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Trường THCS Nguyễn Du và Trường THPT Mai Thúc Loan.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra số 1 lưu ý địa phương một số vấn đề như: hoàn thiện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi; rà soát cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi; chi tiết phương án xử lý tình huống phát sinh; công tác bảo mật đề thi; việc phòng ngừa sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận; việc ôn tập của học sinh; việc phân công đầu mối phát ngôn liên quan đến kỳ thi,… 

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Hà Tĩnh -0
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra số 1 và UBND tỉnh Hà Tĩnh
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Hà Tĩnh -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu tiếp thu các ý kiến của Đoàn kiểm tra số 1

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1, ghi nhận tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo sâu sát, toàn diện việc tổ chức kỳ thi; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả, thông suốt; việc chuẩn bị cho kỳ thi chu đáo, kỹ lưỡng; việc thông tin, truyền thông đầy đủ, kịp thời.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chủ động thực hiện tốt 6 nhóm nội dung thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh được nêu trong Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 16.5.2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Thứ trưởng cũng lưu ý địa phương về yêu cầu “4 đúng”, “3 không” trong tổ chức kỳ thi (“4 đúng” là: đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng và đủ quy trình; đúng vị trí chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. “3 không” là: không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng, áp lực quá mức).

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại Hà Tĩnh -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh

Trên nguyên tắc "tất cả vì thí sinh", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi, đồng thời bày tỏ tin tưởng với kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thi và truyền thống dạy - học của địa phương, tỉnh Hà Tĩnh sẽ có một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đạt được kết quả như mong muốn.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".