Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin, theo số liệu thống kê, có 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Phương thức này giảm tốn kém cho học sinh, đặc biệt là những em ở vùng khó khăn không có điều kiện tham gia nhiều kỳ thi.

Vai trò của Kỳ thi tốt nghiệp THPT có đang bị "mai một"?

Tại họp báo kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, phóng viên đặt câu hỏi, liệu Bộ GD-ĐT có lo lắng kết quả xét tuyển Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm đi, khi một vài năm tới các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh? Đặc biệt, thí sinh hiện nay không còn quá áp lực, khi đã sớm nhận kết quả đỗ đại học qua việc xét tuyển học bạ. 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển -0
GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT

Trước câu hỏi này, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được thực hiện theo Luật Giáo dục; Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện 3 mục tiêu: Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, đây là kỳ thi được đầu tư nhiều công sức, được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT và toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới kỳ thi, giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng.

"Cách xây dựng đề thi hướng tới việc đánh giá năng lực người học, có độ phân hóa để các trường đại học top đầu cũng có thể sử dụng kết quả để xét tuyển", GS.TS Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh. 

bv.jpg -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Xuân Quý)

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 khẳng định, mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp hiện nay là giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phương thức tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Tuy các đại học đã được tự chủ trong phương thức tuyển sinh, nhưng có 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả này để xét tuyển, vì giảm tốn kém cho học sinh, đặc biệt là những em ở vùng khó khăn không có điều kiện tham gia nhiều kỳ thi.

Theo Bộ GD-ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dự kiến 8 giờ ngày 17.7, Bộ GD-ĐT sẽ công bố kết quả điểm thi của thí sinh cả nước. Các sở GD-ĐT chịu trách nhiệm xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh.

Sau khi có điểm thi, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học sẽ đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT bao gồm cả nguyện vọng xét tuyển sớm và nguyện vọng xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.