Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội trong 150 phút

Sáng 10.6, tại 9 cụm thi: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng đã diễn ra đợt thi Đánh giá tư duy đầu tiên do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Chị Tạ Thị Huế (Hải Dương) đưa con gái đi thi Đánh giá tư duy Bách khoa. Con chị Huế học Trường THPT Quang Trung, đã trúng tuyển vào Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội theo diện Xét tuyển tài năng 1.3, nhưng hôm nay vẫn thi Đánh giá tư duy để trải nghiệm kỳ thi.

Chị Phạm Thị Thanh cũng đưa con trai - học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn từ Thanh Hóa ra Hà Nội từ ngày 9.6 để dự thi Đánh giá tư duy. Ở Thanh Hóa có cụm thi Trường Đại học Hồng Đức, nhưng hai mẹ con muốn chọn thi ở “trụ sở chính” Đại học Bách khoa Hà Nội để tham quan trường.

Người mẹ bày tỏ sự tiếc nuối khi con trai có giải môn Toán của Hội Toán học, nhưng không trong diện Xét tuyển tài năng do kỳ thi không nằm trong hệ thống của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Thí sinh được gọi vào phòng thi (Ảnh: HUST)
Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
4 học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (Ảnh: HUST)

Thí sinh Nguyễn Đức Anh (Giao Thủy, Nam Định) được cả bố mẹ cùng em trai “tháp tùng” đi thi Đánh giá tư duy. Bố của Đức Anh - anh Nguyễn Ngọc Vinh chia sẻ, con trai mơ ước học ở Bách khoa nên tham gia kỳ thi Đánh giá tư duy để có cơ hội trúng tuyển vào trường.

Anh Vinh và vợ tỏ ra rất lo lắng khi con vào phòng thi mà quên mang tẩy. Chỉ đến khi biết thông tin thí sinh làm bài thi 100% trên máy tính, không cần dùng tẩy, vợ chồng anh  mới yên tâm.

Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Vinh và con trai nhỏ ngồi ngoài Thư viện Tạ Quang Bửu chờ con thi xong (Ảnh: HUST)

Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định chuyển từ hình thức thi truyền thống (thi giấy, bài thi trắc nghiệm + tự luận) những năm trước bằng hình thức thi trực tuyến trên máy tính tại các phòng máy của cơ sở tổ chức thi.

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, sau 4 năm tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy, nhà trường có nhiều cải tiến theo hướng tiện lợi hơn cho thí sinh, nâng cao chất lượng kỳ thi.

Thời lượng thi rút ngắn còn 150 phút, các thao tác thi trên máy tính. Ngoài ra còn một loạt phương án về ra đề, nội dung thi, điểm thi… theo nguyên tắc khảo thí hiện đại. Hình thức thi trắc nghiệm với nhiều loại hình câu hỏi: Chọn phương án đúng; Chọn câu trả lời đúng hoặc sai; Điền đáp án; Kéo/thả đáp án.

Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
PGS.TS Nguyễn Phong Điền cùng các cán bộ kiểm tra các phòng thi đầu giờ thi (Ảnh: HUST)

Bài thi Đánh giá tư duy đã được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ (150 phút), với 3 phần thi: Tư duy toán học (60 phút), Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Câu hỏi được thiết kế theo thang đo tư duy với 3 mức: Mức 1 - Tư duy tái hiện; Mức 2 - Tư duy suy luận; Mức 3 - Tư duy bậc cao.

Việc cải tiến hướng tới mục tiêu đánh giá tốt hơn năng lực tư duy của thí sinh, đảm bảo thí sinh được chọn đáp ứng được yêu cầu về năng lực học tập trong các trường đại học, đặc biệt là Bách khoa Hà Nội.

PGS Điền cho biết, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham vấn đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước cũng như tham khảo các phương pháp khảo thí hiện đại của thế giới như SAT, ACT, từ đó quyết định ra phương án thi có cái nhìn tổng quan hơn, đánh giá kỹ lưỡng hơn về thí sinh trong quá trình làm bài.

Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Thí sinh được kiểm tra an ninh trước khi vào phòng thi (Ảnh: HUST)
Thí sinh bước vào đợt thi đầu tiên kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội -0
Các thí sinh lắng nghe thầy/cô phổ biến quy chế thi (Ảnh: HUST)

Việc kiểm soát thí sinh trước khi vào phòng thi cũng rất hiện đại, thí sinh chỉ cần quét căn cước công dân là hiện đầy đủ thông tin cá nhân.

“Phương án kiểm soát người thi đảm bảo đúng người sẽ trở nên phổ biến ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Công nghệ không mới nhưng giúp nhà trường ngay lập tức có thông tin trên hệ thống dữ liệu, cập nhật trực tuyến”, PGS Điền nói.

Về công tác giám sát kỳ thi, theo PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh thi trực tuyến trên máy tính, giám thị sẽ sử dụng phần mềm giám sát thi trong suốt thời gian thí sinh đăng nhập vào phần mềm thi và làm bài thi.

Các giám thị tại 9 cụm thi đều được tập huấn kỹ tình huống có thể xảy ra trong phòng thi và cách xử lý; tập huấn kiểm soát các vật dụng được phép mang vào phòng thi; phòng ngừa việc thí sinh cố tình gian lận, chụp ảnh đề thi.

Trước đó, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức các đợt thi thử nghiệm (ngày 25.2, 2.4, 13.5 và 21.5) và đợt thi online ngày 9.4, chuẩn hóa quy trình tổ chức thi, đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật theo đúng quy định.

Tiếp sau đợt thi này, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức 2 đợt thi Đánh giá tư duy vào ngày 17.6 và ngày 8.7.

Danh sách 32 trường đại học, học viện sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2023 (tính đến thời điểm hiện tại):

1. ĐHBK Hà Nội

2. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải

3. Trường ĐH Giao thông vận tải

4. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

5. Trường ĐH Thủy lợi

6. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

7. Trường ĐH Mỏ Địa chất

8. Học viện Tài chính

9. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

10. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp

11. Trường ĐH Thương mại

12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

13. Trường ĐH Dược Hà Nội

14. Trường ĐH Mở Hà Nội

15. Trường ĐH Hà Nội

16. Trường ĐH Công nghệ Đông Á

17. Trường ĐH Kinh tế Nghệ An

18. Trường ĐH Vinh

19. Trường ĐH Hồng Đức

20. Trường ĐH Dầu khí Việt Nam

21. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

22. Trường ĐH Quy Nhơn

23. Trường ĐH Nguyễn Trãi

24. Trường ĐH Đông đô

25. Trường ĐH Chu Văn An

26. Học viện Chính sách và phát triển

27. Trường ĐH Hải Phòng

28. Học viện CN Bưu chính – Viễn thông (cơ sở phía bắc)

29. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 1)

30. Trường ĐH Thái Bình

31. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

32. Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"
Giáo dục

PGS Trần Thành Nam: "Giáo viên vi phạm đạo đức, cần kỷ luật nhưng cũng phải hỗ trợ phục hồi"

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần giữ nghiêm minh các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức của môi trường giáo dục, nhưng không nên mang tính chất trừng phạt, hả hê. Thay vào đó, cần hỗ trợ để giúp người giáo viên phạm lỗi mang tính chất vô tình (do thiếu ý thức trong việc nhận diện tình huống) có cơ hội phục hồi trở lại.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng
Giáo dục

Sóc Trăng: Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã vận động và trao 65.801 suất học bổng các loại cho học sinh, sinh viên, với tổng số tiền trên 45,8 tỷ đồng. Đồng thời vận động xây dựng 26 căn nhà khuyến học cho học sinh khó khăn về nhà ở để các em yên tâm học tập tốt, với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6

Ngày 2.10, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề “Hợp tác gắn với đào tạo, nâng cao năng lực và tính thực chiến của nguồn nhân lực chất lượng cao”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.