Thêm một bảng xếp hạng cho các trường đại học Việt Nam

Đó là Bảng Xếp Hạng Đại Học Việt Nam (VNUR), vừa công bố năm 2023 cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Theo website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có 223 cơ sở giáo dục đại học nhưng VNUR chỉ chọn ra 100 cơ sở giáo dục đại học thuộc top đầu và thực hiện xếp hạng các cơ sở này. 

Đại diện cho VNUR là GS. Nguyễn Lộc, Nguyên cán bộ nghiên cứu, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Đứng đầu trong bảng xếp hạng năm nay của VNUR là ĐH Quốc gia Hà Nội, tiếp theo là ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Kinh tế TP. HCM, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế...

Hầu hết những cơ sở giáo dục đại học được xếp vào top 10 này đã vào các bảng xếp hạng đại học uy tín của thế giới như SCImago, ARWU, THE, US News, QS (gọi chung là SATUQ).  

Đây là lần thứ 2, có thêm một bảng xếp hạng đại học cho các đại học Việt Nam được thực hiện bởi các chuyên gia Việt Nam. Trước đây, đã có nhóm chuyên gia xếp hạng cho tốp 49 đại học hàng đầu của Việt Nam, được gọi là Nhóm 49.

VNUR dùng 06 tiêu chuẩn để xếp hạng với các tỷ trọng cụ thể như sau:

Chất lượng được công nhận (30%) gồm 06 tiêu chí: Thứ hạng (ranking) toàn cầu hoặc khu vực như QS, THE, ARWU…; Kiểm định (accreditation) cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Kiểm định (accreditation) chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Kiểm định (accreditation) cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước; Kiểm định (accreditation) chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước và Định hạng (rating) được xác định dựa trên các số liệu về kết quả định hạng được thu thập từ công bố của QS Star và UPM.

Dạy học (25%) gồm 2 tiêu chí:  Tỉ lệ số lượng sinh viên trên một giảng viên; Tỉ lệ số lượng giảng viên có học vị  tiến sĩ trên tổng số giảng viên.

Công bố bài báo khoa học (20%) gồm 3 tiêu chí: Số lượng bài báo khoa học của toàn trường công bố theo Web of Science trong giai đoạn 5 năm liên tục; Năng suất công bố bài báo khoa học của toàn trường theo Web of Science được được tính bằng tỷ lệ tổng số bài báo được Web of Science công bố trong giai đoạn 2 năm liên tục trên tổng số giảng viên trong cùng thời kỳ.

Ảnh hưởng của bài báo khoa học của toàn trường công bố theo Web of Science được tính bằng tỷ lệ tổng số trích dẫn trên toàn bộ bài báo được Web of Science công bố trong năm xếp hạng của VNUR.

Nhiệm vụ khoa học công nghệ và Sáng chế (10%) gồm 2 tiêu chí: Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, Bộ Ngành, tỉnh thành phố và cấp cơ sở trong 3 năm gần nhất. Số lượng bằng sáng chế được công bố ở Việt Nam trong 3 năm gần nhất.

Chất lượng người học (10%) gồm 2 tiêu chí: Điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào được xác định bằng điểm chuẩn cao nhất và thấp nhất vào trường bằng phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia và Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm được thu thập từ Báo cáo Ba công khai và Đề án tuyển sinh năm hàng năm của cơ sở giáo dục đại học.

Cơ sở vật chất (5%) gồm 2 tiêu chí: Tỉ lệ diện tích sàn xây dựng toàn trường trên mỗi sinh viên được xác định dựa vào các thông tin của báo cáo Ba công khai kết hợp với Đề án tuyển sinh do các trường đại học công bố hàng năm; Số lượng e-books, số lượng sách in, số lượng nguồn CSDL... được xác định dựa vào các thông tin của Báo cáo Ba công khai kết hợp với Đề án tuyển sinh do các trường đại học công bố hàng năm.

Dưới đây là bảng tóm tắt các tiêu chuẩn và tiêu chí xếp hạng đại học của VNUR để có thể thuận lợi hơn trong việc tham khảo và đối chiếu:

Thêm một bảng xếp hạng cho các trường đại học Việt Nam -0
Ảnh chụp trực tiếp từ website của VNUR vào lúc 18:00 giờ ngày 16/02/2023

Những tiêu chuẩn VNUR dùng để xếp hạng về cơ bản có thể phản ánh khá toàn diện chất lượng của một đại học.

Việc sử dụng dữ liệu công khai từ các đại học chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc chuẩn hóa thông tin công khai từ các đại học trong thời gian tới.

Trong các tiêu chuẩn dùng để xếp hạng, VNUR sử dụng 30% tỷ trọng về nghiên cứu khoa học (nhưng thực chấp có thể lên đến 38% nếu một cơ sở giáo dục đại học được trọn 8% điểm từ xếp hạng đại học mà nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng là 100% như ARWU hay US News).

Điểm thú vị là VNUR có những tiêu chí/cách đánh giá như: Tích hợp kết quả xếp hạng của các bảng xếp hạng đại học uy tín khác trên thế giới; Sử dụng kết quả kiểm định đại học, kiểm định chương trình, …, từ quốc gia cho đến khu vực và quốc tế; Sử dụng thành tựu từ nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nước, sáng chế trong nước; Sử dụng điểm tuyển sinh đầu vào, diện tích sàn xây dựng, tài liệu học thuật trong thư viện ...

Một điểm khác biệt nữa có thể thấy VNUR căn cứ thông tin từ website, có thể thấy VNUR độc lập trong việc xây dựng dữ liệu và độc lập xếp hạng.

Việc xếp hạng các đại học là một kênh tham khảo rất bổ ích cho chính các đại học, sau đó là phụ huynh, học sinh và cả xã hội.

Giáo dục

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.