Thầy giáo Hà Nội mách nước kỹ năng ôn luyện thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao

Nhiều năm trực tiếp ôn luyện thi tốt nghiệp THPT cho học sinh, thầy Trần Mạnh Tùng (Hà Nội) khuyên các học sinh cần tăng cường khả năng tự học. Có thể, mỗi ngày cần ít nhất 1 tiếng để tự học (trừ học chính, học thêm), nếu không sẽ không củng cố được kiến thức.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa các thí sinh sẽ bước bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, chia sẻ về công tác ôn tập cho học sinh trong giai đoạn nước rút này, thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán ở Hà Nội) cho rằng, học sinh cần tự đánh giá kiến thức mình còn thiếu, còn yếu phần nào để có kế hoạch khắc phục. Đồng thời, trao đổi thêm với giáo viên bộ môn để có nhận được sự hướng dẫn, tư vấn ôn thi hợp lý.

Học chắc kiến thức cơ bản, phân bổ thời gian phù hợp

Nhiều năm trực tiếp ôn luyện cho học sinh, thầy Trần Mạnh Tùng khuyên các học sinh cần tăng cường khả năng tự học. Có thể, mỗi ngày cần ít nhất 1 tiếng để tự học (trừ học chính, học thêm), nếu không sẽ không củng cố được kiến thức.

Đối với môn Toán, sẽ rất thuận lợi khi học theo bài; theo các vấn đề. Với mỗi bài, học sinh nên tự học theo hai bước: Một là, nắm chắc kiến thức cơ bản, học trong sách giáo khoa hay internet. Hai là, làm bài tập liên quan đến kiến thức đó theo hướng từ dễ trở lên. 

Trừ môn Văn, các môn còn lại đều thi trắc nghiệm. Do đó, thầy Tùng cho rằng, ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, học sinh cần rèn các cách khác nhau để xử lí câu hỏi trắc nghiệm nhanh, hiệu quả. Ngoài cách làm trực tiếp, có thể làm gián tiếp bằng đặc biệt hóa, thử đáp án hoặc nhờ sự hỗ trợ của máy tính. Các em cũng cần luyện làm bài, làm đề có bấm thời gian để dần cải thiện tốc độ làm bài của mình.

Việc ôn thi phải có kế hoạch rất cụ thể theo từng tuần và từng ngày để mang lại hiệu quả, nếu đến sát ngày thi học sinh sẽ càng cuống, dẫn đến ôn luyện không hiệu quả, hay bị mất tinh thần và lo lắng.

Ở giai đoạn nước rút, học sinh cần ôn thi tốt nghiệp THPT thế nào? -0
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng

Thầy Tùng cho rằng, học sinh cần tự đánh giá, ở thời điểm này mình còn thiếu, còn yếu phần nào để có kế hoạch khắc phục phần đó. Các em có thể trao đổi thêm với giáo viên bộ môn để có nhận được sự hướng dẫn, tư vấn ôn thi hợp lý.

Đối với việc ôn luyện môn Toán, học sinh cần tăng cường làm bài tập và làm đề, mỗi tuần làm 1 đề trong 90 phút để biết được điểm mạnh, điểm yếu và tìm cách khắc phục. Học sinh nên tăng cường học bằng nhiều kênh như học nhóm cùng bạn bè hay học trên internet.

Học sinh làm đề một cách khôn ngoan: Làm sâu thay vì làm rộng; quan tâm đến chất lượng hơn số lượng. Học sinh làm một đề tối đa theo sức mình, sau đó xem lại kỹ lưỡng từng câu để rút kinh nghiệm. Tránh tình trạng làm đề lấy điểm mà không nhìn lại kỹ càng; làm quá nhiều đề, tràn lan nhưng không chốt lại kiến thức nào.

Đặc biệt, cần luyện đề kết hợp tổng ôn kiến thức. Hiện nay, có nhiều thầy cô luyện thi theo kiểu giao đề cho học sinh làm. Học sinh đến lớp chỉ làm đề, chữa đề, gây nhàm chán. Vì vậy, nếu có sự phối hợp học theo chuyên đề; giữa cung cấp, hướng dẫn nội dung lý thuyết tương ứng với các dạng bài tập, học sinh được học “hai trong một” sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Các nhà trường cần xác định rõ mục tiêu, tăng cường dạy học phân hóa

Dựa vào kết quả hàng năm và đối tượng học sinh của năm nay, thầy Tùng cũng cho rằng, các nhà trường cần đặt mục tiêu cụ thể với từng môn, từng lớp. Từ đó, giáo viên có thể xây dựng các hành động một cách phù hợp. Việc đặt mục tiêu để thầy trò cùng phấn đấu, cùng thi đua là một cách làm tích cực và hiệu quả.

Các tổ bộ môn cần có kế hoạch chi tiết đến từng tuần và triển khai đồng loạt với các lớp 12. Kế hoạch cần được xây dựng để đến ngày đi thi có thể đạt được các yêu cầu về ôn tập cũng như tính khả thi của mục tiêu đã đặt ra.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các đợt thi thử cho học sinh cũng là một cách để học sinh được tập dượt cũng như được đánh giá toàn diện để có các cải thiện thích hợp.

Tùy điều kiện của mỗi trường, việc chia các đối tượng học sinh để dạy học phân hóa là cần thiết để tăng tính hiệu quả. Ngay trong một lớp học giáo viên cũng cần có các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Giáo viên cần sát sao để phát hiện ra điểm còn thiếu, còn yếu của học sinh để có phương án hỗ trợ ngay. Giáo viên cần chắt chiu thời gian quý giá của giai đoạn này và truyền được thông điệp đó đến học sinh để thầy trò cùng cố gắng, học và ôn một cách nghiêm túc, để mỗi tiết học trôi qua không bị lãng phí.

Ở giai đoạn nước rút, học sinh cần ôn thi tốt nghiệp THPT thế nào? -0
Học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa: Internet

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng cũng cho rằng, kế hoạch ôn tập của nhà trường cũng cần được chia sẻ đầy đủ cho các đối tượng có liên quan để việc dạy và học chủ động.

Khi cần hỗ trợ, giáo viên bộ môn có thể trao đổi thêm với giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ học sinh, với ban giám hiệu. Các giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên học hỏi, trao đổi thêm với các giáo viên cứng tay nghề để tăng hiệu quả giờ dạy cũng như chọn các cách làm phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Đặc biệt, nhà trường cần có file theo dõi quá trình học cũng như sự tiến bộ của học sinh để có thể can thiệp, tăng cường các biện pháp kịp thời. Các nhà trường nên tiến hành định kỳ họp giao ban với giáo viên dạy khối 12 để chia sẻ thông tin và tìm kiếm các giải pháp, tần suất có thể là 2 tuần 1 lần.

Bên cạnh đó, để tận dụng được công sức, trí tuệ của cả tổ cũng như đảm bảo tính đồng bộ, chất lượng; các tổ nên phân công soạn chung tài liệu dạy học và ôn thi. Tổ trưởng có trách nhiệm duyệt tài liệu theo từng tuần và báo cáo Ban giám hiệu, tránh việc mỗi giáo viên tự dùng tài liệu khác nhau, không đồng bộ và không kiểm soát được chất lượng.

Các nhà trường cần xác định rõ tầm quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 để giáo viên, học sinh cùng vào cuộc một cách nghiêm túc, trăn trở để tìm các cách làm hiệu quả để đạt các mục tiêu đã đề ra, cùng là thể hiện trách nhiệm của mình với học sinh, với xã hội.

Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.