Thành lập Câu lạc bộ mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ra Quyết định số 58/QĐ-HH-CLB về việc thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (BĐCL GDĐH Việt Nam) và Quyết định số 59/QĐ-HH-CLB cử GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.

Thành viên của Câu lạc bộ (CLB) là các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), cao đẳng, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động của CLB, các chuyên gia và các nhà khoa học để xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở GDĐH.

Thành lập Câu lạc bộ mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam -0
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ lâm thời. 

Theo đó, nội dung hoạt động của CLB bao gồm: Các hoạt động như tuyển sinh, phát triển chương trình, giáo trình, cập nhật tài liệu chuyên môn, đổi mới phương pháp và công nghệ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để phát huy tốt ảnh hưởng của các trường có lợi thế, hỗ trợ các trường còn khó khăn, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam.

Một trong những phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ là sẽ căn cứ và bám sát theo Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 - 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2022 với mục tiêu là “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng Khung bảo đảm chất lượng ASEAN, góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm” và góp phần thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

CLB sẽ phối hợp với các cơ sở GDĐH, các trung tâm/viện nghiên cứu triển khai phối hợp nghiên cứu và tổ chức các hội thảo khoa học về những vấn đề liên quan đến việc BĐCL GDĐH như: Các nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo, chất lượng tuyển sinh đầu vào; đổi mới chương trình đào tạo; nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng trong các cơ sở GDĐH; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học;

Các giải pháp thúc đẩy tự chủ đại học; ứng dụng công nghệ hiện đại và trí tuệ nhân tạo (AI) trong GDĐH; chia sẻ tài nguyên, học liệu; nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng các hoạt động NCKH của các cơ sở GDĐH nhằm đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, hội nhập quốc tế và phục vụ cộng đồng của các trường đại học;

Thúc đẩy, tạo lập mối liên kết 4 nhà: nhà khoa học, nhà trường, nhà nước và doanh nghiệp gắn với địa bàn, khai thác thị trường; hỗ trợ, tạo cơ hội tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, hợp tác, liên kết với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, các hội nghề nghiệp trong cả nước hoặc địa phương; đóng góp vào các hoạt động nhằm chủ động đóng góp trí tuệ, sức sáng tạo của các trường đại học hội viên, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, các dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ xã hội khác có chất lượng, củng cố uy tín của Câu Lạc bộ, của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam.

Lãnh đạo Hiệp hội Giáo dục Việt Nam cho rằng, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến các hoạt động bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm chất lượng đầu vào, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, tổ chức quản lý đào tạo, công nghệ giáo dục, nguồn nhân lực, kiểm tra đánh giá, khảo thí, kiểm định,….) nhằm nâng cao chất lượng và thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh tự chủ đại học.

Ban Chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ bao gồm Lãnh đạo của 12 cơ sở giáo dục đại học phía Bắc, miền Trung và phía Nam. GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.

Theo kế hoạch, trong tháng 12, Câu lạc bộ sẽ tổ chức Lễ ra mắt và công bố kế hoạch hành động cho năm tới.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.