Tham chiếu khung trình độ quốc gia Việt Nam: Cần có những quy trình minh bạch

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo Báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN.

Báo cáo tham chiếu là cơ sở quan trọng để Việt Nam xem xét, điều chỉnh các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh, tiến tới dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN.

Cơ sở quan trọng để điều chỉnh chính sách

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn xây dựng Báo cáo tham chiếu cho biết, Ủy ban Khung tham chiếu trình độ ASEAN đề nghị các quốc gia thành viên triển khai thực hiện tham chiếu Khung trình độ quốc gia của nước mình với Khung tham chiếu trình độ ASEAN. Ủy ban tham chiếu cũng đã ban hành các tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn các quốc gia thành viên thực hiện tham chiếu.

Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong khu vực ASEAN -0
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy

Để thực hiện tham chiếu, mỗi quốc gia thành viên cần gửi thư bày tỏ nguyện vọng tới Ủy ban tham chiếu. Việc xây dựng tham chiếu và thẩm định đòi hỏi có sự tham gia, chỉnh lý của chuyên gia tư vấn được quốc gia thành viên mời và các chuyên gia tư vấn của Ủy ban tham chiếu. Đồng thời, việc tham chiếu cần được thực hiện gắn liền với cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia thành viên.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tham gia tiến trình tham chiếu giữa Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN nhằm chuẩn hóa hệ thống giáo dục, góp phần thúc đẩy việc hợp tác về giáo dục và công nhận trình độ người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như thúc đẩy việc học tập suốt đời của mọi người dân.

Quá trình tham chiếu sẽ phát triển mối liên kết giữa các trình độ, mô tả trình độ hoặc kết quả học tập ở mỗi bậc trình độ của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN.

Không những vậy, đây còn là quá trình hướng tới việc cải tiến Khung trình độ quốc gia Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm cho tất cả các bên liên quan để sẵn sàng cho việc điều chỉnh chính sách, công nhận lẫn nhau về trình độ, văn bằng và tiến tới dịch chuyển lao động đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Với Việt Nam, kết quả xây dựng báo cáo tham chiếu là cơ sở quan trọng để xem xét, điều chỉnh các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trong khu vực ASEAN.

Với ý nghĩa đó, Việt Nam đã gửi thư bày tỏ quan tâm và cam kết xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN.

Theo yêu cầu của Ủy ban tham chiếu, báo cáo tham chiếu phải đạt được yêu cầu của 11 tiêu chí với các nội dung liên quan đến giáo dục đại học (GDĐH) và giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Năm 2022, Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Ủy ban tham chiếu và góp ý trực tiếp từ các chuyên gia quốc tế nhằm từng bước hoàn thiện dự thảo báo cáo tham chiếu đối với 6 tiêu chí đầu và triển khai xây dựng các tiêu chí còn lại (từ Tiêu chí 7 đến Tiêu chí 11).

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, các phiên bản dự thảo báo cáo tham chiếu vào tháng 6 và tháng 8.2022 tiếp tục nhận được đánh giá cao của Ủy ban tham chiếu và chuyên gia quốc tế.

Tiếp thu góp ý trực tiếp từ các chuyên gia quốc tế, nhóm chuyên gia của Hội đồng tư vấn đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo báo cáo và sẽ đệ trình Ủy ban tham chiếu vào tháng 2.2023 theo yêu cầu.

Cần có những quy trình minh bạch

Tại toạ đàm, TS. Nguyễn Quốc Chính, đại diện Hội đồng tư vấn xây dựng nhấn mạnh, báo cáo chủ yếu tập trung mô tả hiện trạng; để từ đó, các bên liên quan có thể phân tích, đánh giá. Các hiện trạng được mô tả bao gồm: Hệ thống giáo dục Việt Nam; Hệ thống bảo đảm chất lượng các trình độ; Tham chiếu các trình độ với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quốc Chính, Khung trình độ quốc gia Việt Nam là một công cụ tốt làm tiêu chuẩn để xây dựng chuẩn đầu ra cho các trình độ, và khung này đang được đối sánh, tham chiếu tốt với Khung tham chiếu trình độ ASEAN.

Ông Chính nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất là làm sao để tham chiếu Khung trình độ quốc gia đã có với các trình độ, các chương trình; làm sao điều chỉnh chương trình, các quy định, để hệ thống trở nên hài hoà và đối sánh được với cả hệ thống các nước ASEAN, và có thể xa hơn nữa là các nước châu Âu.

Theo đó, Việt Nam cần có những quy trình minh bạch cho việc dung nạp, tham chiếu các trình độ đào tạo, các chương trình đào tạo vào khung trình độ quốc gia.

Làm thế nào để đảm bảo rằng chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo của một cơ sở đào tạo đối sánh phù hợp với một trình độ đã mô tả rõ trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; từ đó giúp cho các bên liên quan hiểu chương trình của mình.

Để làm được việc này, phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, mà trực tiếp là hai đơn vị quản lý nhà nước gồm Bộ GDĐT, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, các bộ ngành liên quan, cùng với các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm kiểm định, các đơn vị sử dụng lao động, người học,…

Các ý kiến trao đổi tại Tọa đàm đánh giá cao nội dung và cách thức trình bày dự thảo báo cáo. Các ý kiến trao đổi xoay quanh chuẩn đầu ra, việc xác định thời lượng đào tạo các ngành nghề đặc thù, việc trình bày đầy đủ các hình thức giáo dục thường xuyên, về quy định về tín chỉ của Việt Nam và nhu cầu hướng dẫn chuyển đổi tín chỉ, việc hài hoà các trình độ tại Việt Nam và tại các quốc gia trong ASEAN và trên thế giới…

Thay mặt Hội đồng tư vấn, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo báo cáo tham chiếu trước khi gửi xin ý kiến chính thức từ các chuyên gia, đại diện các vụ, cục, đại diện các cơ sở giáo dục đại học.

Hội đồng tư vấn kỳ vọng, nhiệm vụ lần đầu tiên được thực hiện này sẽ được hoàn thiện xứng tầm, đóng góp tích cực cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong khu vực ASEAN.

Giáo dục

Nhiều trường học tổ chức hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Giáo dục

Nhiều trường học tổ chức hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hòa chung bầu không khí chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 – 22.12.2024), nhiều trường học đã tổ chức Lễ kỷ niệm, qua đó giáo dục về lòng yêu nước, biết ơn cho thế hệ học trò. 

Tin tức giáo dục nổi bật tuần qua: Thay đổi trong xét tuyển đại học, cảnh báo lừa đảo sinh viên...
Giáo dục

Tin tức giáo dục nổi bật tuần qua: Thay đổi trong xét tuyển đại học, cảnh báo lừa đảo sinh viên...

Nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ; Bộ Giáo dục và Đào tạo chấn chỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Chính phủ phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo; Cảnh báo hình thức lừa đảo sinh viên mới... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Ngày 20.12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản nhằm trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác phát triển điện hạt nhân giữa Việt Nam - Nhật Bản.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng
Giáo dục

Bộ GD-ĐT cho phép các trường phổ thông xây cao đến 5 tầng

Ở cấp tiểu học, Bộ GD-ĐT quy định, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng, tăng 2 tầng so với quy định cũ. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng 1 tầng so với quy định cũ.

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An
Giáo dục

Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính: Vinh danh GS.TS Phạm Đình Tảo và GS.TS Lê Thị Hoài An

Trong hai ngày 20 - 21.12, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine, CH Pháp đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính - International Conference on Applied Mathematics and Computer Science (ICAMCS 2024).

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu
Giáo dục

Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ sinh học ứng dụng”: Diễn đàn để nhà khoa học, giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu

Sáng ngày 20.12, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức “Hội thảo quốc tế công nghệ sinh học và ứng dụng”. Hội nghị tập trung vào các chủ đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành trong công nghệ sinh học ứng dụng, đóng góp học thuật và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm.