Sức khỏe học đường không thể thiếu vắng ở trường học Hạnh phúc

Trường học hạnh phúc đơn giản là nơi mỗi học sinh được phát triển đầy đủ cả về sức khỏe, tình cảm và trí tuệ, để mỗi học sinh trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Trường học Hạnh phúc - xu hướng tiến bộ trên toàn thế giới

Xây dựng trường học Hạnh phúc là xu hướng tiến bộ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, gần đây nhiều trường phổ thông đã bắt đầu chú trọng các hoạt động nâng cao sức khỏe học đường thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng và rất được học sinh và phụ huynh ủng hộ. Tuy nhiên điều này chưa trở thành phổ biến ở mọi nhà trường.

Sức khỏe theo nghĩa khỏe mạnh về thể chất của học sinh là trăn trở của rất nhiều nhà trường cũng như các bậc cha mẹ hiện nay. Sức khỏe học đường cần được coi là nền tảng chung của mọi năng lực khác của học sinh, trong đó có năng lực trí tuệ.

Hiện nay, nền giáo dục ứng thí, nặng về truyền thụ kiến thức của chúng ta đang dần được thay thế bởi định hướng giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên dường như những điểm mới này ở giáo dục phổ thông vẫn chỉ đang hướng tới mục tiêu phát triển năng lực trí tuệ, sức khỏe học đường chưa được đặt đúng vị trí của nó trong chương trình giáo dục tại nhà trường.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 xếp năng lực thể chất thuộc nhóm năng lực chuyên môn, ngang với năng lực Toán, Ngôn ngữ, Âm nhạc,…. Chúng ta có hẳn môn học Giáo dục thể chất ở cả 3 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đáng tiếc là việc dạy và học giáo dục thể chất sẽ chỉ dừng lại như một kết quả học tập giống các môn học khác. Sẽ có các sự kiện thể thao hàng năm, ví dụ như Hội khỏe Phù Đổng, các sự kiện thể thao,…  tuy nhiên các cuộc chơi này chỉ dành cho một số (không nhiều) bạn có sức khỏe và năng lực thể chất vượt trội.

Với các thành tựu công nghệ ngày một “Thông minh” hơn, dường như trẻ em ngày một “lười” vận động cơ thể hơn, các bệnh thường gặp ở trẻ tỷ lệ nghịch với hoạt động vận động lành mạnh của các em. Cần đưa các hoạt động giáo dục nâng cao sức khỏe trở thành hoạt động hàng ngày cho học sinh trong nhà trường.

Sức khỏe học đường – điều không thể thiếu vắng ở trường học Hạnh phúc -0
Niềm vui của học sinh và cha mẹ trong hoạt động nâng cao sức khỏe học đường

Nâng cao sức khỏe cho học sinh gắn với các hoạt động trải nghiệm

Việc chăm sóc sức khỏe học đường không chỉ dừng ở bữa ăn bán trú đủ dinh dưỡng (đối với học sinh nội trú, bán trú), mà còn ở các hoạt động vận động cơ thể hướng tới phát triển thể lực và tinh thần phù hợp và mọi học sinh đều được tham gia các hoạt động này.

Học sinh sẽ được phát triển thể chất và tinh thần thông qua các hoạt động vận động hàng ngày để có cơ thể và trí não khỏe mạnh. Khi đó các năng lực trí tuệ mới có giá trị thực sự với chính bản thân mỗi học sinh và cho xã hội.

Chúng ta cần thay đổi các kỳ thi, thay đổi việc dạy học và đánh giá học sinh, và đương nhiên song song với nó là thay đổi cách làm để nâng cao sức khỏe cho học sinh trong các nhà trường.

Việc tổ chức các hoạt động rèn luyện nâng cao sức khỏe cho học sinh có thể gắn với các hoạt động trải nghiệm đóng góp trực tiếp vào hoạt động cộng đồng, gắn kết, giao lưu giữa thầy trò với các bậc phụ huynh.

Mỗi nhà trường đều có thể đưa Sức khỏe học đường thành một Chương trình hành động trong Chiến lược xây dựng trường học Hạnh phúc và một hành trình bền bỉ để thực thi Chiến lược này.

Hội thảo “Thắp lửa cùng Tiến lên 2023 - Reach Higher” của Mạng lưới Quản lý giáo dục EdulightenUp, 26-28.3.2023 tại Vinpearl- Nha Trang với các chủ đề và hoạt động độc đáo về: Nâng cao sức khoẻ - nâng cao trí tuệ và mở rộng kết nối, chắc chắn Hội thảo sẽ là ngọn lửa hồng cho đổi mới cách nghĩ và cách làm trong các nhà trường về Sức khỏe học đường và xây dựng Trường học Hạnh phúc.

Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"
Giáo dục

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"

High School Help Kit là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh đến từ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm mục đích giúp đỡ phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi chuyển cấp. Từ đó, giúp các em học sinh THCS xác định rõ mục tiêu và lựa chọn phương án ôn tập hiệu quả trên con đường chinh phục giấc mơ.

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng
Giáo dục

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Dự thảo nêu rõ, mức vốn cho vay tối đa đối với 1 người học bao gồm toàn bộ tiền học phí phải đóng của người học và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng.