Số sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc du học tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ qua

Các trường đại học Hàn Quốc đang chứng kiến sự thay đổi mang tính đột phá khi số lượng sinh viên quốc tế tăng đột biến trong đó, sinh viên Việt Nam chiếm tỷ trọng đáng kể.

Số lượng sinh viên quốc tế tới Hàn Quốc tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ. Cụ thể, có 181.842 sinh viên quốc tế học tại Hàn Quốc vào năm 2023. Con số này cao hơn gấp đôi so với 10 năm trước (85.923) và gấp 10 lần so với năm 2004 (16.832).

Trong khi sinh viên đến từ châu Á chiếm 89% tổng số sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc thì có khoảng 6% đến từ châu Âu, 2,3% đến từ Bắc Mỹ, 1,5% đến từ châu Phi và dưới 1% đến từ Nam Mỹ và châu Đại Dương.

Trung Quốc có số lượng sinh viên đông đảo nhất tại Hàn Quốc vào năm 2023 với 68.065 bạn trẻ tới xứ kim chi du học. Tiếp theo là Việt Nam (43.361) và Uzbekistan (10.409).

Mặc dù Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp sinh viên nước ngoài chính cho Hàn Quốc, nhưng số liệu cụ thể cho thấy tỷ trọng sinh viên Trung Quốc giảm từ 48,2% năm 2018 xuống còn 37,4% vào năm 2023. Ngược lại, sinh viên Việt Nam ngày càng hiện diện nhiều hơn, với tỷ trọng trong tổng số sinh viên ngày càng tăng, từ 19% lên 23,8% trong cùng thời kỳ.

ảnh chụp màn hình 2024-03-19 lúc 07.25.27.png -0
Số sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ qua (Ảnh: Korea)

Ông Lee Un-sik, người đứng đầu bộ phận nhân tài toàn cầu của Bộ giáo dục Hàn Quốc, giải thích: “Sự gia tăng số lượng sinh viên đến từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á là do sự công nhận và phổ biến gần đây của làn sóng Hàn Quốc, hay còn gọi là Hallyu”.

Với sự hiện diện ngày càng đông đảo của các tập đoàn Hàn Quốc tại Việt Nam và các yếu tố văn hóa Hàn Quốc như K-pop, danh tiếng của huấn luyện viên bóng đá Park Hang-seo… sự quan tâm đến Hàn Quốc của giới trẻ Việt Nam ngày càng tăng.

Điều này cũng dẫn đến một hiện tượng đặc biệt: Các chuyên ngành đại học vốn đang trên bờ vực “tuyệt chủng” lại trở nên phổ biến nhờ sinh viên nước ngoài.

“Trong khi Hàn Quốc đang phải vật lộn với sự thui chột của các chuyên ngành như nhân văn và ngôn ngữ thì đây lại là những ngành mà sinh viên quốc tế muốn học. Khi nhiều người quan tâm đến thần tượng K-pop, mối quan tâm của họ đối với tiếng Hàn ngày càng tăng thì họ sẽ theo học chuyên ngành tiếng Hàn”, một lãnh đạo của một trong những trường đại học lớn ở Seoul cho biết.

Đối với một số người, du học ở Hàn Quốc là con đường dẫn đến “cuộc sống tốt đẹp hơn”.

“Tôi đến Hàn Quốc khi còn trẻ và bị mê hoặc bởi văn hóa cũng như lối sống của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia rất tiên tiến và phát triển, chưa kể đến việc bạn có thể đặt hàng 24/7 và có thể tiếp cận hầu hết mọi thứ.

Hàn Quốc là một đất nước rất an toàn để sinh sống đồng thời có nền văn hóa đa dạng phong phú. Khi học ở Hàn Quốc, tôi quyết định là mình sẽ sống ở đây lâu nhất có thể để có cuộc sống tốt hơn”, Liana Shin, 25 tuổi, đến từ Kyrgyzstan, cho biết.

Theo giáo sư Jun Jung-sook tại Đại học Pyeongtaek, sinh viên quốc tế cũng đến Hàn Quốc để kiếm tiền. “Hầu hết sinh viên Đông Nam Á đều phải làm thêm kiếm tiền khi học tập tại Hàn Quốc. Nếu sinh viên làm việc bán thời gian tại cửa hàng tiện lợi hoặc nhà hàng, họ kiếm được khoảng 1,5 triệu won (hơn 30 triệu VNĐ/tháng)”.

Giáo sư Jun là một người Việt nhập cư. Cô đã có bằng tiến sĩ về văn hóa và được bổ nhiệm làm giáo sư vào năm 2012. Cô là người đứng đầu trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường đại học kể từ năm 2015.

Tỷ lệ sinh trung bình của Hàn Quốc đang giảm mạnh dẫn tới số lượng sinh viên Hàn Quốc ngày càng giảm. Vì thế việc thu hút sinh viên quốc tế được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của nhiều trường đại học và chính quyền địa phương.

“Các trường đại học và chính quyền địa phương đang mong muốn thu hút sinh viên nước ngoài vì số lượng sinh viên Hàn Quốc giảm do tỷ lệ sinh thấp. Hiệu trưởng các trường đang đến thăm Việt Nam, Uzbekistan và các quốc gia khác để ký MOU (biên bản ghi nhớ) cấp nhà nước nhằm thu hút sinh viên quốc tế”, một quan chức chính phủ cho biết.

Hàn Quốc công bố kế hoạch 5 năm vào năm 2023 nhằm thu hút 300.000 sinh viên quốc tế để giải quyết tình trạng thiếu sinh viên trong nước. Chính phủ đã công bố kế hoạch dỡ bỏ yêu cầu tiếng Hàn khi nhập học đại học, mở rộng cơ hội thực tập và việc làm, đồng thời xây dựng hệ thống thị thực nhanh chóng để thu hút sinh viên nước ngoài tài năng.

Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.