Số hóa các khoản thu có "triệt tiêu" được lạm thu trong trường học?

Không thu các khoản bằng tiền mặt là giải pháp nhằm “chặn” tình trạng lạm thu trong trường học. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu văn bản quy định về vấn đề này không đủ chặt chẽ, các nhà trường vẫn tìm cách đối phó.

Không dùng tiền mặt giúp tăng tính minh bạch

Thông tư 55/2011 và Thông tư 16/2018 của Bộ GD-ĐT quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nếu xảy ra sai phạm về lạm thu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dù có quy định, tình trạng lạm thu vẫn cứ diễn ra mỗi dịp đầu năm học. 

Do đó, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, việc quy định mọi khoản thu trong trường học không dùng tiền mặt giúp tăng tính minh bạch và trên hết, giải phóng sức lao động của phụ huynh, giáo viên, cán bộ thu ngân và đặc biệt giảm tình trạng lạm thu - vấn nạn dư luận xã hội quan tâm. Với phương án này, phụ huynh không phải đến trường xếp hàng nộp tiền. Nhà trường cũng giảm bớt các chi phí đi kèm và tiết kiệm nhân sự.

Nhằm hiện thực hóa Đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025” của Chính phủ, không chỉ thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà nhiều địa phương đang đẩy mạnh chủ trương không thu tiền mặt mọi khoản thu trong trường học. Trong đó, Quảng Ngãi, từ năm học 2023 - 2024, các trường học sẽ áp dụng phương thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu cơ sở giáo dục không thu tiền mặt và các khoản thu ngoài quy định từ năm học 2023 - 2024. 

Qua quá trình triển khai, TS Nguyễn Tùng Lâm cũng nhận định, thanh toán không dùng tiền mặt hiện hữu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế nếu áp dụng phương án này trong các cơ sở giáo dục, đào tạo cũng bình thường, không có gì đột biến; thậm chí đây là giải pháp phù hợp trước bối cảnh ngành Giáo dục đang đẩy mạnh chuyển đổi số.

Liên quan đến việc không thu bằng tiền mặt trong cơ sở giáo dục, đào tạo, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đồng quan điểm và cho rằng, đây là giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn lạm thu.

Tuy nhiên, để chủ trương thành hiện thực và hoạt động hiệu quả, cần chú trọng khâu tổ chức thực hiện; trong đó quan tâm, nhấn mạnh đến yếu tố pháp quy và điều kiện thực tiễn của các địa phương. Bởi lẽ, “trường học không tiền mặt”, đồng nghĩa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ phải đồng bộ. Chẳng hạn, độ phủ sóng của ngân hàng, việc dùng mạng Internet (nếu sử dụng dịch vụ Internet Banking phải được đầu tư, thiết kế ra sao cho hợp tình và lý…).

Số hóa các khoản thu có
Trường THCS thị trấn Bo (Kim Bôi, Hòa Bình) thực hiện nghiêm túc việc công khai các khoản thu, chi. Ảnh: baohoabinh.com.vn 

Tránh độc quyền chỉ dùng một app hay ngân hàng duy nhất

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, để việc số hóa các khoản thu "triệt tiêu" được lạm thu trong trường học, Chính phủ, Bộ GD-ĐT cần có văn bản pháp lý quy định bắt buộc cơ sở giáo dục, đào tạo không thu tiền mặt mọi khoản thu của phụ huynh, người học.

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi, không gây khó khăn, bức xúc cho phụ huynh trong quá trình thanh toán, TS Nguyễn Tùng Lâm cần tránh độc quyền chỉ dùng một app hay ngân hàng duy nhất. Các trường cần đưa ra nhiều lựa chọn để phụ huynh chọn phương án phù hợp nhất.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cũng đề xuất, khi thực hiện cần có lộ trình và đề cao nguyên tắc: Phụ huynh, học sinh được quyền lựa chọn phương thức thanh toán. "Nếu không, những mục đích, tiện ích của thanh toán không tiền mặt sẽ ít mang lại giá trị", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

Khẳng định việc số hóa các khoản thu là hướng đi tích cực để ngăn chặn lạm thu, tuy nhiên, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV Tăng Thị Ngọc Mai vẫn cho rằng, nếu văn bản quy định về vấn đề này không đủ chặt chẽ, trường vẫn tìm cách đối phó. Do đó, bà Mai khẳng định, vai trò trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

"Trường hợp cần thiết có thể đình chỉ công tác hoặc cách chức; thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn bao giờ hết, hiệu trưởng phải chấp hành đúng Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT và các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố cũng như văn bản của sở GD-ĐT về thu chi đầu năm học", bà Mai kiên quyết. 

Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...