Tư vấn chọn ngành 2024:

Sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục tốt nghiệp ra trường làm việc ở đâu?

Khoá sinh viên đầu tiên ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tốt nghiệp. Vậy, các sinh viên ngành này đã làm việc ở đâu? Cơ hội việc làm ra sao?

Năm 2019, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên triển khai đào tạo chương trình Cử nhân ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục. Với mục tiêu đào tạo những chuyên gia có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả, góp phần phát triển toàn diện của hệ thống giáo dục.

Khóa sinh viên đầu tiên ra trường (khóa QH.2019-S) đã có những kinh nghiệm và trải nghiệm nhất định tại môi trường mới. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của các bạn sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục sau khi tốt nghiệp bậc Cử nhân chia sẻ gì.

Theo đuổi niềm đam mê nơi trời Âu

Nguyễn Thành Công, sinh viên Khóa 1 ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục, hiện đang theo học bậc Thạc sĩ Giáo dục ngành Công nghệ dạy học (MA Education - Technology Enhanced Learning) tại Đại học Huddersfield, Anh Quốc. Từ khi còn là học sinh cấp 3, Thành Công đã ấp ủ giấc mơ đi du học.

Trải qua quá trình học đại học, cậu bạn nhận ra rằng bản thân thật sự có niềm đam mê sâu sắc với lĩnh vực công nghệ giáo dục. Bởi vậy mà sau khi tốt nghiệp bậc Cử nhân, Thành Công đã nhận được học bổng du học Anh Quốc bậc Thạc sĩ.

Cuộc sống ở nơi xứ người không hề dễ dàng, nhưng Thành Công vẫn luôn nỗ lực vượt qua. Minh chứng rõ ràng nhất là cậu bạn đã đạt được điểm xuất sắc khi học môn E-learning tại trường. Cậu bạn chia sẻ  rằng: “Du học không chỉ là đi học, mà còn là hành trình trải nghiệm và khám phá bản thân và những điều mới lạ ở miền đất mới”. 

Ước mơ du học từ thời sinh viên

Cũng giống như Thành Công, Lương Đức Dũng – sinh viên Khóa 1 ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục – cũng ấp ủ giấc mơ du học từ khi còn là sinh viên. Trong quãng thời gian học tập tại Trường Đại học Giáo dục, Lương Đức Dũng luôn là một sinh viên xuất sắc trong mảng công nghệ dạy học, thuật toán ứng dụng. Bên cạnh đó, Lương còn là sinh viên tích cực trong các hoạt động chuyên môn của Khoa Công nghệ Giáo dục.

Với những nỗ lực của bản thân, Lương Đức Dũng đã trở thành học viên sau đại học (du học Master) tại Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand. Với Dũng du học chuyên ngành liên quan đến công nghệ giáo dục tại New Zealand là một trải nghiệm tuyệt vời và quý báu.

Lương Đức Dũng chia sẻ thêm: “Quãng thời gian học tại Khoa Công nghệ Giáo dục đã giúp em phát triển kiến thức chuyên ngành và tạo ra môi trường học tập đa dạng giúp dễ dàng hòa nhập với bạn bè quốc tế".

Khát khao cống hiến cho nền công nghệ giáo dục nước nhà

Ngô Thị Hoàng Anh, tốt nghiệp Thủ khoa ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục, hiện đang công tác tại Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nuôi dưỡng ước mơ ở lại công tác tại trường từ khi còn là sinh viên năm 3, Hoàng Anh luôn phấn đấu trở thành một sinh viên toàn diện. Do đó, Hoàng Anh luôn tận tâm trong học tập và nhiệt tình trong các hoạt động của Khoa Công nghệ Giáo dục.

Bắt đầu kí hợp đồng công tác tại Trường Đại học Giáo dục từ tháng 11.2023, Hoàng Anh trở thành một “người bạn đồng hành” cùng các bạn sinh viên Khoa Công nghệ Giáo dục. Hoàng Anh chia sẻ: “Đôi lúc cảm thấy như mình vừa là chị, vừa là cô của các bạn sinh viên. Mình vừa chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, vừa tư vấn định hướng để giúp các bạn sinh viên giải quyết những vấn đề khúc mắc”.

Ngô Thị Hoàng Anh dành phần lớn thời gian của mình để học tập, nghiên cứu khoa học và đồng hành cùng sinh viên trong những năm tháng dưới mái trường Trường Đại học Giáo dục. Hiện tại, Hoàng Anh đang là học viên cao học ngành Lý luận và Phương pháp dạy học (CPA: 4.0/4.0) tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Hoàng Anh luôn mong rằng có thể góp một phần công sức của mình để cống hiến cho sự phát triển nền công nghệ giáo dục của nước nhà.

Mang STEM Robotics đi muôn nơi

Đào Phương Thanh, Trưởng bộ môn STEM Robotics, Học viện Kidscode STEM. Nhiệm vụ chính của Thanh là nghiên cứu và phát triển các chương trình học kết hợp STEM Robot cho học sinh từ mầm non đến THPT.

Trong quá trình làm việc, Thanh nhận thấy rằng STEM Robotics không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng kỹ thuật mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần hợp tác, đồng thời giúp các em xác định được hình ảnh về tương lai của bản thân. Thanh đã có kinh nghiệm làm mentor dẫn dắt các đội thi STEM Robotics đạt được giải thưởng tại các cuộc thi toàn quốc và nước ngoài.

Ứng dụng công nghệ trong công việc ngoại ngữ

Biện Đức Tiến, chuyên viên học thuật mảng tiếng Trung, Công ty Cổ phần Công nghệ PREP. Công việc tại PREP mang đến cho Tiến cơ hội để ứng dụng những kiến thức đã học khi còn là sinh viên ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục vào thực tế.

Kiến thức về LMS, về MOOCS, và các kiến thức về công nghệ giáo dục giúp Tiến hiểu rõ tâm lý học tập của học viên, từ đó thiết kế xây dựng các bài giảng phù hợp và hiệu quả. Kiến thức về công nghệ thông tin giúp Tiến sử dụng thành thạo các phần mềm và công cụ giảng dạy trực tuyến.

Tiến luôn biết ơn sự chỉ bảo của các thầy cô Khoa Công nghệ Giáo dục, nhờ đó mà Tiến có thể tự tin bước vào thị trường lao động và gặt hái được những thành tích nhất định. Cũng giống như những người bạn  học cùng mình, Tiến hy vọng có thể đóng góp cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, và truyền cảm hứng đến các bạn sinh viên Khoa Công nghệ Giáo dục trên con đường chinh phục ước mơ của mình.

Thổi hồn vào các dự án giáo dục

Nguyễn Đức Minh, nhân sự phát triển dự án giáo dục tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Minh Việt. Thực tập tại Minh Việt từ khi còn là sinh viên năm 3, cho đến nay, Đức Minh đã tham gia và đóng vai trò quan trọng trong nhiều dự án giáo dục của Công ty Minh Việt. Hiện tại, anh bạn đang kiêm nhiệm hướng dẫn thực tập cho các bạn sinh viên năm cuối ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục đang thực tập tại Công ty Minh Việt.

Với những kinh nghiệm, trải nghiệm và sự nhiệt tình, Đức Minh đã hướng dẫn đoàn sinh viên thực tập tham gia thực hiện các dự án giáo dục của công ty và mang lại những hiệu quả tích cực. Với Minh, các bạn sinh viên khi theo học một lĩnh vực vô cùng mới mẻ này sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ, việc Minh cần làm là giúp các bạn định hướng và xác định rõ vai trò bản thân trong thị trường lao động tương lai.

Tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản trị Công nghệ Giáo dục vào tháng 6 năm 2023, các bạn sinh viên khóa đầu tiên (Khóa QH.2019-S) đã thu về cho bản thân những kết quả nhất định. Các bạn sinh viên đã ứng dụng hiệu quả những kiến thức công nghệ giáo dục được học tập tại trường vào công việc thực tế của bản thân. Và dường như, ai trong số họ, cũng ấp ủ những khát vọng có thể cống hiến một phần nhỏ bé cho sự phát triển của lĩnh vực công nghệ giáo dục nói riêng, và ngành giáo dục nước nhà nói chung.

Giáo dục

Các trường đại học yêu cầu sinh viên mặc trang phục lịch sự
Giáo dục

Các trường đại học yêu cầu sinh viên mặc trang phục lịch sự

Môi trường đại học không bó buộc sinh viên trong các bộ đồng phục, mà được phép ăn mặc theo phong cách, sở thích cá nhân. Do quá thoải mái dẫn đến đến tình trạng nhiều sinh viên áp dụng cách ăn mặc không phù hợp với môi trường sư phạm, vô tình biến giảng đường thành... "sàn diễn thời trang".

Ủng hộ việc trường đại học vẫn triển khai xét tuyển sớm, nhưng chỉ tiêu có kiểm soát
Giáo dục

Ủng hộ việc trường đại học vẫn triển khai xét tuyển sớm, nhưng chỉ tiêu có kiểm soát

TS Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ ủng hộ, đồng tình với đề xuất các cơ sở giáo dục đại học triển khai xét tuyển sớm nhưng chỉ tiêu có kiểm soát, đảm bảo các phương thức xét tuyển sớm được thực hiện để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội.

TP. Hồ Chí Minh: Trường tiểu học tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không chia phòng, đánh số báo danh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Trường tiểu học tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không chia phòng, đánh số báo danh

Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) yêu cầu các trường tiểu học (công lập và ngoài công lập) tổ chức kiểm tra cuối kỳ 1 không đổi chéo giáo viên trong khối thực hiện công tác giám thị, không thực hiện chia phòng và đánh số báo danh để giảm áp lực thi cử cho học sinh, phụ huynh. 

Chương trình đào tạo doanh nhân - Keieijuku Việt Nam: Chắt lọc tinh hoa quản trị của Nhật Bản
Giáo dục

Chương trình đào tạo doanh nhân - Keieijuku Việt Nam: Chắt lọc tinh hoa quản trị của Nhật Bản

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, PGS. TS Bùi Anh Tuấn cho biết, chương trình đào tạo doanh nhân – Keieijuku (còn được gọi là Chương trình kinh doanh cao cấp) giúp gia tăng gắn kết giữa Trường Đại học Ngoại thương với doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức trong nước và Nhật Bản, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.

Những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua

Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia, đưa chấp hành luật an toàn giao thông là một tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh, TP. Hồ Chí Minh chi 237 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ học phí cho học sinh THCS,... là những thông tin giáo dục nhận được quan tâm trong tuần vừa qua.