Sinh viên Báo chí thể hiện tài năng trong cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai”

Sáng ngày 14.6, tại khoa Viết văn, Báo chí - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã diễn ra buổi lễ trao giải cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai” mùa thứ 2 sôi nổi và đầy ý nghĩa. 

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2024), Khoa Viết văn, Báo chí - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội tổ chức cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai” mùa thứ 2 với hy vọng mở ra một sân chơi bổ ích để sinh viên có cơ hội cùng giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, thể hiện kỹ năng sản xuất các sản phẩm truyền thông báo chí.

Buổi lễ trao giải cuộc thi được tổ chức tại toà nhà khoa Viết văn, Báo chí. Sự kiện đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ quý vị đại biểu của các cơ quan toàn soạn báo chí, đơn vị truyền thông, Ban Giám hiệu nhà Trường, giảng viên trong, ngoài khoa cũng như các bạn sinh viên.

Sinh viên Báo chí thể hiện tài năng trong cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai” -0
Buổi lễ chung kết và trao giải cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai” mùa thứ 2 được tổ chức sáng ngày 14/6 (Ảnh: Hoàng Văn Báo)

Về phía đại diện nhà trường tham dự chương trình có PGS.TS. Đinh Công Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội; TS Lê Tuấn Anh - Trưởng khoa Quản trị Du lịch và Ngôn ngữ Quốc tế; TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Trưởng khoa Kiến thức cơ bản; TS Nguyễn Hữu Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Thông tin thư viện; TS Nguyễn Thị Huệ - Phó Trưởng khoa Kiến thức cơ bản, TS Đoàn Tiến Lực - Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội (nguyên giảng viên Khoa VV- BC). Về phía các cơ quan tòa soạn, các đơn vị truyền thông có Nhà báo, nhà thơ, họa sĩ Lê Anh Hoài (Báo Tiền Phong), Nhà báo Nguyễn Anh Thế (Báo Đại biểu Nhân dân), Nhà văn Nguyễn Trương Quý; ông Nguyễn Doãn Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Độ Agency. Đại diện Khoa Viết văn, Báo chí gồm có TS. Đỗ Thị Thu Thủy - Trưởng khoa; TS. Trần Thị Hồng Liễu - Phó trưởng khoa; PGS.TS Ngô Văn Giá, Nguyên Trưởng khoa cùng toàn thể cán bộ, giảng viên và các bạn sinh viên trong khoa cũng tham gia chương trình.

Trong buổi lễ, Ban Giám khảo được lắng nghe những chia sẻ của các bạn sinh viên về ý tưởng đề tài, những khó khăn thuận lợi và cả những câu chuyện thú vị trong quá trình tác nghiệp của các nhóm thí sinh khi thực hiện tác phẩm của mình. Với sự nhiệt huyết, đam mê tìm tòi, trải nghiệm thực tế cuộc sống, các thí sinh đã mang lại nhiều cảm xúc và những thông điệp nhân văn trong tác phẩm dự thi của mình. Bạn Cao Thị Như Quỳnh, tác giả chùm ảnh “Hoa nở vùng cao” chia sẻ: “Có những bức ảnh tuy rất bình thường, chất lượng chưa cao và bố cục đơn giản nhưng với bản thân tôi, nó trở nên đặc biệt bởi câu chuyện đằng sau đó. Hy vọng với những bức ảnh đầy màu sắc, tôi có thể kể lại câu chuyện ấy cho người xem”.

Sinh viên Báo chí thể hiện tài năng trong cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai” -0
Ban giám khảo trao giải cho những đại diện có tác phẩm xuất sắc đạt giải trong cuộc thi (Ảnh: Hoàng Văn Báo)

Sau quá trình thảo luận và chấm điểm, Ban Tổ chức cuộc thi đã lựa chọn ra 11 tác phẩm xuất sắc để trao 2 giải A, 4 giải B và 5 giải C cho các hạng mục tương ứng là bài viết, ảnh và video. Điều đặc biệt hơn cả, Ban Tổ chức cũng đã quyết định trao giải Triển vọng dành cho chùm bài viết của thí sinh Nguyễn Ngọc Minh bởi khả năng phát hiện đề tài tốt của cô nữ sinh này.

Nhận xét về chất lượng các bài thi năm nay, nhà báo Lê Anh Hoài cho biết: “Các đề tài của tác phẩm dự thi năm nay có nhiều tính báo chí, cách khai thác có sự bài bản nhất định. Chúc mừng các thí sinh đã có những bài thi xuất sắc, thể hiện tinh thần sáng tạo, đổi mới và trách nhiệm cao với nghề báo”.

Các thành viên Ban Giám khảo cũng như Ban Lãnh đạo Khoa Viết văn – Báo chí cũng chia sẻ kinh nghiệm và những lời động viên tới các sinh viên, với mong muốn các bạn sinh viên tiếp tục phát huy tính sáng tạo trong việc thực hành sản xuất tác phẩm báo chí, hướng đến sự chuyên nghiệp. Chia sẻ tại buổi lễ TS. Đỗ Thị Thu Thủy – Trưởng khoa VV- BC cho biết: “Ngay từ ban đầu khi bắt đầu cuộc thi ở mùa thứ nhất, Khoa đã mong muốn đây sẽ là hoạt động thường niên của Khoa nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Năm nay cuộc thi đã bước sang mùa thứ 2, Khoa đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ Ban Giám hiệu Nhà trường, cũng như các đơn vị tài trợ, chúng tôi cũng hi vọng trong những năm tiếp theo sẽ tổ chức được những cuộc thi với quy mô lớn hơn, đem lại nhiều giá trị cho các bạn sinh viên”.

Sinh viên Báo chí thể hiện tài năng trong cuộc thi “Phóng viên tập sự - Nhà báo tương lai” -0
Sự kiện đồng thời là cơ hội cho dấu mốc ký kết hợp tác giữa khoa Viết văn, Báo chí và Công ty TNHH Ba Độ Agency (Ảnh: Hoàng Văn Báo)

Kết thúc buổi lễ là phần ký kết hợp tác giữa Khoa và Công ty TNHH Ba Độ Agency. Hoạt động ký kết này cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác về đào tạo cho cả hai bên, tạo điều kiện thuận lợi về cơ hội thực tập, cũng như việc làm cho các bạn sinh viên.

Sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo và trách nhiệm cao với nghề báo cho các sinh viên ngành Báo chí, đặc biệt là với sinh viên Khoa VV- BC. Các thí sinh đều bày tỏ sự vui mừng và phấn khởi khi được tham gia cuộc thi với những giải thưởng giá trị. Đây sẽ là động lực to lớn để các bạn sinh viên tiếp tục học tập, rèn luyện và theo đuổi ước mơ trở thành những nhà báo chuyên nghiệp trong tương lai.

Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.