Sau vụ nhóm học sinh bạo lực cô giáo: Các nhà trường cần đặc biệt quan tâm đời sống tinh thần của học sinh và giáo viên

PGS.TS Trần Thu Hương, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, các nhà trường cần đẩy mạnh việc quan tâm đến đời sống tinh thần của cả học sinh và các thầy cô giáo. 

Vụ việc một số học sinh Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có hành động bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với một nữ giáo viên vẫn chưa khiến dư luận thôi dậy sóng.

Theo các đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội, nhóm rất đông học sinh đã có hành vi đẩy, dồn cô giáo vào góc tường, ném rác vào cặp cô giáo, ném dép vào đầu cô, thậm chí buông lời chửi bới nữ giáo viên bằng những từ ngữ tục tĩu. Có cả nữ sinh tham gia tấn công giáo viên. Khi giáo viên xách túi rời lớp học, các học sinh đã chốt cửa lại, không cho cô ra ngoài. Đoạn clip cũng ghi lại cảnh cô giáo choáng váng rồi lăn ra ngất xỉu sau một loạt hành động bạo lực của nhóm học sinh.

Rất nhiều người đặt câu hỏi, vì sao những đứa trẻ học lớp 6, lớp 7 lại có thể gây ra những hành động “không thể chấp nhận” như vậy với giáo viên của mình? Giải pháp nào để ngăn những vụ việc tương tự xảy ra?

Sau vụ nhóm học sinh bạo lực cô giáo: Cần quan tâm đến đời sống tinh thần của cả học sinh và giáo viên -0
Hình ảnh nhóm học sinh đẩy, dồn cô giáo vào góc tường, chửi bới nữ giáo viên (Ảnh cắt từ clip)

Vì sao những hành vi “không thể chấp nhận” này xuất hiện trong trường học?

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân dưới góc nhìn tâm lý học, PGS.TS Trần Thu Hương, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, rõ ràng khi quan sát vụ việc này, chúng ta sẽ buộc phải đặt ra câu hỏi: Vì sao trong bối cảnh của trường học, trong môi trường học đường lại cho phép học sinh có những hành vi ứng xử như vậy với giáo viên?

Theo PGS.TS Trần Thu Hương, nguyên nhân sâu xa, chính xác của vụ việc là điều chưa thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số nhận định ban đầu dưới góc nhìn tâm lý học để lý giải cho những hành vi trên.

Thông thường, các em học sinh sẽ không tự đi gây hấn với người lớn. Chúng ta có thể thấy bạo lực học đường diễn ra giữa các em học sinh với nhau, giữa các bạn lớn tuổi với các bạn ít tuổi hơn hoặc giữa các bạn cùng trang lứa, nhưng rất ít trường hợp xảy ra sự xung đột giữa học sinh với thầy cô giáo - mà ở đây lại là học sinh chủ động gây hấn với cô giáo.

Trường hợp này “cực kỳ hiếm” và nếu có thường xảy ra ở độ tuổi lớn hơn, tức là học sinh cấp THPT - khi các em đã lớn hơn, hành động bộc phát, mất kiểm soát có thể nhiều hơn, mang tính gây hấn hơn. Trong vụ việc ở Tuyên Quang, nhóm học sinh chỉ ở lứa tuổi lớp 6, lớp 7 đã có những hành động gây hấn, bạo lực với giáo viên của mình.

PGS.TS Trần Thu Hương cho rằng, lý do có thể liên quan đến vấn đề nguyên tắc: nguyên tắc được đặt ra giữa các thầy cô giáo với các em học sinh, giữa nhà trường với học sinh.

“Tại sao ở một lớp học đông như thế, vụ việc lại xảy ra không phải ở góc khuất, thế mà không có bất cứ một thầy cô giáo nào hoặc cá nhân nào khác trong nhà trường ra can thiệp? Không thể nói rằng các em học sinh đó quá mạnh để thầy cô không thể nào can thiệp. Hoặc không thể nói nhà trường không có thông tin trong câu chuyện này. Bởi vì có những bạn gây hấn cũng sẽ có những bạn chứng kiến và cũng sẽ có những bạn đủ can đảm để thông báo sự kiện đến nhà trường”, PGS.TS Trần Thu Hương nhấn mạnh.

Bà cũng nhận định, sự khúc mắc giữa cô giáo và học trò phải là rất lớn (từ góc nhìn học sinh), mới có thể khiến những đứa trẻ này có hành động vượt quá chuẩn mực. Sự xung đột này hiện chưa được làm rõ, nhưng chắc chắn đã vượt ngưỡng chống chịu giữa cả cô và trò.

Bên cạnh đó, có thể do cô giáo yếu thế, theo nghĩa cô quá hiền để các em có thể bắt nạt được cô. Những học sinh trong câu chuyện, có thể đã từng gây hấn hoặc đã bạo lực với nhiều học sinh khác trong nhà trường mà nhà trường chưa phát hiện ra hoặc chưa thể can thiệp được. Hoặc có thể bản thân các em gặp phải những câu chuyện mà trong quá trình mà xung đột với cô đã vô tình bị “đụng chạm đến”, khiến các em không kiểm soát được cảm xúc và dẫn đến những hành vi nói trên.

“Tất nhiên, chúng ta giải thích về góc độ nguyên nhân không phải để bảo vệ hay giải thích cho những hành động mang tính vi phạm của các em. Hành động này đáng bị phê phán, điều đó là chắc chắn, bởi vì nó nằm khỏi chuẩn mực đạo đức của xã hội nói chung và trong môi trường học đường nói riêng”, PGS.TS Trần Thu Hương nhấn mạnh.

Phải bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau giữa thầy cô và học sinh

Để hạn chế những vụ việc tương tự, PGS.TS Trần Thu Hương nhìn nhận, mỗi nhà trường và mỗi cá nhân sẽ có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, điều cốt lõi là mỗi nhà trường phải có những chuẩn mực, nguyên tắc và chúng phải được thông đạt, thống nhất thực hiện từ trên xuống dưới, tức là từ ban lãnh đạo nhà trường cho đến các thầy cô, học sinh và những người làm việc trong môi trường nhà trường.

Thứ hai, phải bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau: thầy cô phải tôn trọng học sinh và học sinh cũng phải tôn trọng thầy cô. Đặc biệt, giáo viên cần thực sự là những tấm gương cho học trò trong vấn đề kiểm soát cảm xúc cũng như trong những hành vi mang tính chuẩn mực để các em có thể học tập, noi theo.

Thứ ba, các nhà trường cần đẩy mạnh việc quan tâm đến đời sống tinh thần của cả học sinh và các thầy cô giáo. Có nghĩa nhà trường phải biết được, phải chăm sóc đời sống tinh thần để có thể nắm được những sự căng thẳng của học sinh đối với giáo viên hoặc ngược lại đang ở mức độ nào, đâu là mức độ nhà trường phải can thiệp để không vượt quá các giới hạn. Vấn đề này mặc dù Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều thông tư, quyết định để hướng dẫn, tuy nhiên nhiều nhà trường vẫn chưa làm được.

Thứ tư, phải có sự cam kết và thống nhất cùng hợp tác giữa nhà trường với các gia đình trong việc giáo dục cho trẻ về các vấn đề chuẩn mực, giá trị đạo đức cũng như về những hành vi ứng xử trong nhà trường sao cho phù hợp. Đây cũng là nền tảng giúp cho trẻ phát triển về mặt nhân cách.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.