Sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ: Cha mẹ chớ chủ quan!

PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học cho biết theo thời gian, sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ, đặc biệt nếu có một chuỗi các sự kiện sang chấn tâm lý hoặc một sự kiện không được xử lý theo cách hữu hiệu.

Trẻ em bị sang chấn tâm lý do đâu?

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, sang chấn ở trẻ em phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả tình huống hoặc bối cảnh trong các sự cố hoặc thiên tai xảy ra.

Nếu một đứa trẻ được kèm bởi cha mẹ có phản ứng một cách bình tĩnh, sự cố đó đơn giản có thể chỉ dẫn đến sự căng thẳng; trong khi với những đứa trẻ khác, không có sự xuất hiện của cha mẹ hoặc cha mẹ đang vô cùng lo lắng, có thể gây ra các tình huống sang chấn. Các yếu tố khác như  ý nghĩa mà trẻ quy cho sự kiện, giai đoạn phát triển của trẻ, tính tình và lịch sử phát triển trước đó cũng góp phần xác định mức độ sang chấn ở trẻ.

PGS Nam cho biết, trẻ em được chuẩn bị cho những tình huống sẽ xảy ra thường có kinh nghiệm tốt hơn những đứa trẻ không được chuẩn bị. Khó có thể xác định một sự kiện hoặc tình huống có thể gây sang chấn cho trẻ hay không. Sự diễn giải của trẻ trong tình huống đó và một số yếu tố khác sẽ góp phần xác định mức độ gây sang chấn của sự kiện.

Một số trẻ em sống trong môi trường thường xuyên gặp phải các sự kiện gây sang chấn, như lạm dụng tình dục, ngược đãi hoặc chiến tranh. Những sự kiện này có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Những sang chấn như vậy có thể làm giảm khả năng xử lý của trẻ đối với những sang chấn nghiêm trọng hơn như tai nạn, thiên tai...

Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ nhỏ bị sang chấn tâm lý -0
Nếu những điều kiện môi trường sống của trẻ tốt, nếu trẻ có nguồn lực nội tâm tốt và một môi trường chăm sóc tốt, rất nhiều trẻ em sẽ đối phó tốt cả trong và sau những sự kiện sang chấn (Hình minh hoạ)

Theo PGS Nam, không nhất thiết phải là nạn nhân của các sự kiện nguy hiểm hay đáng sợ mới có thể dẫn đến sang chấn ở trẻ. Việc trở thành nhân chứng cho các sự kiện đáng sợ như cái chết hoặc những tổn thương nghiêm trọng của người khác cũng có thể dẫn đến các phản ứng hậu sang chấn. Để trẻ nghe về một mối đe dọa nghiêm trọng, có ảnh hưởng ngay lập tức đến gia đình hoặc bạn bè của trẻ cũng có thể gây tổn thương cho đứa trẻ.

Nếu những điều kiện môi trường sống của trẻ tốt, nếu trẻ có nguồn lực nội tâm tốt và một môi trường chăm sóc tốt, rất nhiều trẻ em sẽ đối phó tốt cả trong và sau những sự kiện sang chấn. Tuy nhiên, ở một số trẻ em, phát triển các vấn đề hoặc các triệu chứng được xác định là sự rối loạn stress sau sang chấn. 

Mức độ về thể loại, phạm vi và thời gian phản ứng sau sang chấn sẽ phụ thuộc vào số lần trẻ trải qua một sự kiện độc lập, hay được tiếp xúc với một loạt các sự kiện sang chấn tâm lý. Một sự kiện độc lập không dẫn đến cùng một mức độ thay đổi trong sự hình thành tâm lý như các sự kiện được lặp đi lặp lại (sang chấn cộng dồn).

Môi trường chăm sóc tốt có sự hỗ trợ sau mỗi một sự kiện độc lập có thể làm cho quá trình đối mặt, thể hiện và tích hợp vào đời sống tình cảm của trẻ trở nên dễ dàng hơn so với trường hợp có sự kiện kéo dài, tình huống sang chấn lặp đi lặp lại.

Hậu quả của sang chấn

PGS Nam cho biết, tự nhiên đã trang bị cho con người những cơ chế để phản ứng nhanh chóng khi đối mặt với nguy hiểm. Chúng được kích hoạt khi chúng ta trải qua các mối đe dọa khác nhau.

Về mức độ thể chất, mỗi chuyển động của cơ thể cũng đủ để con người phản ứng một cách nhanh chóng (với sự truy đuổi hoặc một cuộc chiến sống còn) và tăng sức mạnh cơ học. Những điều này được trang bị để giúp chúng ta giải quyết các mối nguy hiểm.

Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ nhỏ bị sang chấn tâm lý -0
PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nếu một đứa trẻ phải chịu một sang chấn thể chất nghiêm trọng, các cơ chế tồn tại này có thể làm giảm hoặc ngăn chặn cơn đau, từ đó tạo điều kiện cho trẻ em cảnh báo những người khác hoặc trở về nhà trước khi cơn đau lan rộng. Một phản ứng nhanh có thể giúp trẻ em chạy khỏi nguy hiểm, hay ở một mức độ nào đó sẽ làm tăng cơ hội sống sót.

Về mức độ cảm xúc, nếu trước đây trẻ đã có kinh nghiệm hoặc đã học được điều gì đó có thể sử dụng để xử lý tình huống mới, kinh nghiệm này sẽ được sử dụng. Điều này có thể diễn ra một cách tự động dưới dạng “trực giác”, hay trẻ sẽ nhanh chóng dựa vào kinh nghiệm đã có từ trước (như nhớ lại điều gì đó đã nghe từ cha mẹ, ở trường hoặc học được trên truyền hình, từ báo chí,…).

Thêm vào đó, các giác quan của con người trở nên nhạy bén, khả năng nhận thức cũng được mở rộng và chúng ta có thể nhanh chóng xử lý thông tin được gửi đến, ghi nhớ những mối đe dọa sau đó. Các phản ứng cảm xúc thường gặp cũng được loại bỏ để cho phép chúng ta phản ứng lại các mối đe dọa.

Sau một tình huống sang chấn, trẻ sẽ có một số dấu hiệu phản ứng bình thường sau sang chấn, mà người lớn có thể cảm thấy bị làm phiền, nhưng điều đó không có nghĩa là đứa trẻ mắc vấn đề nghiêm trọng. Những phản ứng sau sang chấn này phản ánh hệ thống nhận thức và tình cảm đang xử lý sự kiện, hợp nhất sự kiện vào cấu trúc suy nghĩ để tổ chức hoặc hiểu về thế giới và những người khác.

Các phản ứng sau sang chấn phổ biến nhất ở trẻ em gồm: Dễ bị tổn thương, sợ hãi và lo âu; Kí ức xâm nhập mạnh mẽ; Rối loạn giấc ngủ; Cảm giác tội lỗi/tự sỉ nhục; Hành vi tránh né; Khó khăn trong việc tập trung; Tức giận; Buồn bã; Phản ứng cơ thể; Phát triển thoái hóa; Chơi và “tái hiện” lại các sự việc; Có các vấn đề về hòa nhập với xã hội; Những sự thay đổi về ý nghĩa và giá trị.

Theo thời gian, sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài, đặc biệt nếu có một chuỗi các sự kiện sang chấn tâm lý (ví dụ như bạo hành) hoặc một sự kiện không được xử lý theo cách hữu hiệu.

Trong những trường hợp đó, những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể thấy được thông qua các khía cạnh khác nhau, gồm: Nhân cách, sự phát triển tính cách; Những giả định về sự tồn tại của thế giới và một điều gì đó bao gồm sự mong đợi về một thảm họa và sự bi quan đối với tương lai;

Mối quan hệ đối với người khác; Sự phát triển đạo đức; Sự phát triển sinh học; Sự tự nhận thức, sự tự tin; Khả năng đối phó; Năng lực học tập; Lựa chọn về nghề nghiệp, chức năng nghề nghiệp; Khả năng trở thành phụ huynh trong tương lai.

Phân biệt phản ứng sau sang chấn thông thường với rối loạn stress sau sang chấn

PGS.TS Trần Thành Nam cho hay, sau thiên tai/thảm họa và các sự kiện quan trọng, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên gia tăng sự rối loạn stress sau sang chấn. Đây là một loại chẩn đoán được sử dụng trong tâm thần học để mô tả một nhóm cụ thể các vấn đề gặp phải sau sang chấn (một hội chứng).

Theo các nghiên cứu tính tới thời điểm này, để xác định một đứa trẻ có rối loạn stress sau sang chấn hay không, trước hết dựa vào việc đứa trẻ đó phải có trải nghiệm trong (hoặc là nạn nhân hoặc từng là một nhân chứng chứng kiến hay đối mặt) một sự kiện liên quan đến cái chết, bị đe dọa hoặc bị thương nghiêm trọng, hay một mối đe dọa đến sự toàn vẹn về thể chất của bản thân hoặc người khác;

Đứa trẻ phản ứng với nỗi sợ hãi mãnh liệt, bất lực hay kinh hoảng. Chúng có thể thể hiện điều này thông qua hành vi mất kiểm soát hoặc kích động. Ngoài ra, các phản ứng tiếp theo của trẻ phải tiếp tục trong ít nhất một tháng và đến một mức độ mà khả năng hoạt động ngoài xã hội hay tại trường học bị giảm sút.

Để xác định đủ điều kiện cho một chẩn đoán, đứa trẻ phải trải qua những điều sau đây:

Thứ nhất, sự tái diễn và xâm nhập của những hồi ức đau buồn về sự kiện, bao gồm cả hình ảnh, suy nghĩ và nhận thức. Trẻ em có thể tham gia vào các trò chơi lặp đi lặp lại mà ở đó chủ đề hoặc các khía cạnh của sang chấn được thể hiện.

Đứa trẻ có thể có những giấc mơ đau buồn tái hiện sự kiện này, đôi khi không có nội dung cụ thể; có thể hành động hoặc cảm thấy như thể các sự kiện sang chấn là định kỳ và điều này cũng có thể xảy ra ở những trẻ nhỏ thường hay bị một sang chấn cụ thể. Căng thẳng tâm lý mãnh liệt khi tiếp xúc với các tín hiệu bên trong hay bên ngoài tượng trưng hoặc tương tự với một khía cạnh nào đó của sang chấn; phản ứng sinh lý đối với các tín hiệu tương tự như đã đề cập ở trên.

Thứ hai, liên tục tránh né các kích thích liên quan đến sang chấn và làm tê liệt các phản ứng nói chung. Ở đây, trẻ cần phải bộc lộ 3 trong những vấn đề sau: Tránh những suy nghĩ, cảm xúc hay các cuộc nói chuyện liên quan đến sang chấn; tránh các hoạt động, địa điểm hoặc những người mà khơi dậy những ký ức về sang chấn; không có khả năng nhớ lại các khía cạnh quan trọng của tình huống; thể hiện sự giảm sút về mức độ quan tâm hoặc tham gia vào các hoạt động quan trọng; cảm thấy sự tách biệt hoặc ghẻ lạnh/xa rời từ những người khác; hạn chế phạm vi ảnh hưởng; và cảm giác về một tương lai ngắn ngủi.

Thứ ba, các nhóm triệu chứng cuối cùng liên quan đến phản ứng liên tục của hệ thống thần kinh không xuất hiện trước khi sang chấn. Ở đây, trẻ phải bộc lộ ít nhất hai trong số những điều sau đây: Khó đi vào hoặc duy trì giấc ngủ; dễ bị kích động hay bùng nổ sự giận dữ; khó tập trung; siêu cảnh giác; và phóng đại phản ứng giật mình.

Theo PGS Nam, các triệu chứng được mô tả nói trên rất giống với phản ứng sau sang chấn thông thường được biểu hiện khá sớm. Nếu thời gian đủ dài, phạm vi và sự kết hợp của các vấn có thể cho phép chúng ta xác định một đứa trẻ có bị rối loạn stress sau sang chấn hay không.

PGS Nam nhấn mạnh, ở trẻ em có sự khó khăn hơn trong việc phát hiện, đo lường sự tránh né và thắt chặt cảm xúc. Những cha mẹ chu đáo và những người lớn khác đều có thể nhận thấy khi thấy một đứa trẻ tránh những nơi đặc biệt, các hoạt động, các cuộc trò chuyện, hoặc các chủ đề trong khi chơi hay những thứ khác có thể gợi nhớ đến sự kiện.

Sự rụt rè của trẻ em trong hoạt động bình thường hoặc phàn nàn của trẻ về việc người khác, kể cả cha mẹ không hiểu chúng có thể cung cấp một dấu hiệu cho thấy trẻ em đang phải vật lộn với những phản ứng của rối loạn stress sau sang chấn.

Theo PGS Nam, sự hỗ trợ từ cha mẹ rất quan trọng đối với trẻ em bị sang chấn. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này thường bị bỏ qua vì chính cha mẹ cũng bnh hưng mnh mẽ bởi những gì đã xy ra, dẫn đến càng nhiều sự thiếu ht trong việc tương tác với con cái ca họ.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.