Tư vấn chọn ngành 2024:

Quản trị khách sạn - ngành học “hot” của Trường Đại học Thương mại

- Thứ Năm, 21/03/2024, 08:11 - Chia sẻ

Quản trị khách sạn là một trong những ngành học “hot” tại Trường Đại học Thương mại, thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh, bởi chương trình đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến và mang tính hội nhập.

Sinh viên ngành Quản trị khách sạn sẽ được đào tạo đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ 

Ngành du lịch đang ngày một phục hồi sau đại dịch Covid-19. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê, “hoạt động du lịch năm 2023 diễn ra sôi động”. Cả năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách.

Sự phục hồi của ngành du lịch, đi kèm việc các khách sạn ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô đem đến rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ theo đuổi ngành quản trị khách sạn.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng Khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Thương mại, Quản trị khách sạn là chuyên ngành đào tạo về kiến thức và kỹ năng tổ chức, quản lý những hoạt động của khách sạn.

Người học ngành này trong tương lai sẽ trở thành “quản lý khách sạn” - với công việc là quản lý và điều hành khách sạn, báo cáo kết quả tài chính định kỳ, quản lý nhân viên và lập ra quy tắc quản lý nhân sự, quản lý khu vực nhà hàng, lĩnh vực kỹ thuật, đảm bảo sự hoạt động thông suốt tại khách sạn.

Tại Trường Đại học Thương mại, Quản trị khách sạn là một trong những ngành học “hot”, bởi chương trình đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến và mang tính hội nhập. Đây là chuyên ngành đào tạo thuộc Khoa Khách sạn - Du lịch của trường, được thành lập từ những năm 1966.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, chuyên ngành Quản trị khách sạn ngày càng được nhiều sinh viên biết đến và tin tưởng theo học.

z5267776179528_98116094a6254a4e1d3d8bf6f75ed49f.jpg -0
z5267776158689_b4e86e53f2ac7a24674efee46a188190.jpg -0
Sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn, Trường Đại học Thương mại đi tham quan và thực tập tại các khách sạn lớn

PGS.TS Nguyễn Viết Thái cho hay, với chương trình đào tạo hấp dẫn, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn được tham gia định hướng nghề nghiệp ngay từ những năm đầu đại học. Sinh viên thường xuyên có cơ hội tham gia các chuyến thực tế tham quan tại khách sạn, tour du lịch, giúp các em tiếp cận nhanh chóng với ngành nghề.

Bên cạnh đó, sinh viên khi theo học chuyên ngành Quản trị khách sạn sẽ được đào tạo để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Cụ thể, về kiến thức, sinh viên được trau dồi kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, du lịch và khách sạn; kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong lĩnh vực quản trị khách sạn; cùng kiến thức về quản lý, điều hành hoạt động trong khách sạn và các loại hình cơ sở lưu trú,..

Về kỹ năng, cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn sẽ đạt chuẩn các kỹ năng căn bản của ngành và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành.

Thứ nhất, kỹ năng nghề nghiệp: Thiết kế phương án kinh doanh; thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong kinh doanh khách sạn; thực hành tác nghiệp tại các bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng, bếp, an ninh và các bộ phận dịch vụ khác trong khách sạn.

Thứ hai, kỹ năng tư duy - nghiên cứu: Lập luận và giải quyết những vấn đề kinh tế, kinh doanh và quản lý; nghiên cứu và khám phá tri thức về quản trị khách sạn; tư duy theo hệ thống; có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm.

Thứ ba, kỹ năng ngoại ngữ - tin học: Về ngoại ngữ, sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn tại Trường Đại học Thương mại bắt buộc phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh theo quy định của trường tại Quyết định số 2442/QĐ-ĐHTM ngày 30.12.2022 (tương đương Bậc 3 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) và Quyết định số 2313/QĐ-ĐHTM ngày 28.12.2023 đối với chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế - IPOP (tương đương Bậc 4 theo Thông tư 01/2014/TT-BGD&ĐT quy định về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Về tin học, sinh viên cần đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quyết định - 431/QĐ-ĐHTM ngày 29.3.2023.

Thứ tư, kỹ năng giao tiếp: Sử dụng tổng hợp các kỹ năng giao tiếp như biết lắng nghe, thảo luận, thuyết phục, chia sẻ.

z5267776144097_f6b08d035c9e52a532d994fd6cdc4a37.jpg -0
z5267776177019_21630087e9f993a67747a145c70bb3b1.jpg -0
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn sẽ đạt chuẩn các kỹ năng căn bản của ngành và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành, gồm: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng tư duy - nghiên cứu, kỹ năng ngoại ngữ - tin học, kỹ năng giao tiếp

Về thái độ, sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phấn đấu vươn lên, có trách nhiệm với công việc.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm, sinh viên có năng lực tự học tập, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong công việc; có năng lực đánh giá và cải tiến hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

“Chuyên ngành Quản trị khách sạn tại Trường Đại học Thương Mại được đánh giá là nơi có chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn, đáp ứng thị trường lao động chất lượng cao. 95% sinh viên theo ngành học của Khoa khách sạn - Du lịch có việc làm tại các doanh nghiệp lưu trú và khách sạn”, PGS.TS Nguyễn Viết Thái thông tin.

Đào tạo đạt chuẩn nghề nghiệp quốc tế

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Viết Thái, từ năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Thương mại bắt đầu tuyển sinh và thực hiện chương trình Quản trị khách sạn - chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế.

Đây là chương trình đào tạo được kế thừa và phát triển từ chương trình Quản trị khách sạn - hương trình chất lượng cao với nhiều cập nhật, cải tiến so với các chương trình đào tạo hiện hành.

Cụ thể: Bổ sung các học phần thực tế với 11 tín chỉ, bao gồm học phần Thực tập nghề nghiệp, Thực tập nghiệp vụ khách sạn 2 và Thực tập quản trị tác nghiệp khách sạn 1; Bổ sung các học phần về chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, bao gồm học phần Chuyển đổi số trong kinh doanh, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế có 33 tín chỉ học phần chuyên môn giảng dạy bằng tiếng Anh (chiếm 40%) trong tổng số tín chỉ khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp. Giảng viên giảng dạy học phần bằng tiếng Anh đạt IELTS ≥ 6.5 hoặc tốt nghiệp tại nước ngoài; 100% giảng viên giảng dạy học phần bằng tiếng Việt có trình độ tiến sĩ, giàu kinh nghiệm.

Nguyễn Liên
#