Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa chỉ ra 3 chiến thuật giúp thí sinh đăng ký xét tuyển "đúng và trúng"

Chiến thuật “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, “đừng bỏ trứng một giỏ”, “tính toán” thật kỹ khi đăng ký trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, hơn 1 triệu thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Trong bối cảnh nhiều thí sinh đang băn khoăn trong cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học, lo ngại việc mắc sai sót, nhầm lẫn dẫn đến trong quá trình đăng ký sẽ bỏ lỡ ngành học, trường học yêu thích. PGS. TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Hiệu trưởng phụ trách Tuyển sinh đã có những chia sẻ giúp thí sinh có thêm “chiến thuật” đăng ký đúng và trúng.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa chỉ ra 3 chiến thuật giúp thí sinh đăng ký xét tuyển
PGS. TS Nguyễn Phú Khánh – Phó Hiệu trưởng phụ trách Tuyển sinh trường ĐH Phenikaa

Chiến thuật “biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”

Nhiều năm gần đây, xét tuyển sớm bao gồm các phương thức phổ biến như xét điểm học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, TP.HCM, điểm kỳ thi tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội… ưu tiên xét tuyển các chứng chỉ ngoại ngữ, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi... đang được nhiều trường ĐH áp dụng.

Với cách thức xét tuyển linh hoạt thí sinh có nhiều hơn một cơ hội mở cánh cửa trường ĐH ước mơ. Dù vậy, vẫn có rất nhiều thí sinh với điểm chuẩn cao, thậm chí rất cao vẫn “trắng tay” khi “chiến thuật” đăng ký chưa hợp lý.

Với phương châm “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, việc đầu tiên các bạn thí sinh cần làm ngay đó là tìm hiểu kỹ thông báo, đề án tuyển sinh của các trường, sau đó hãy nghiên cứu thật kỹ các thông tin từ chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển đến phương thức xét tuyển được công bố chính thức.

Thêm nữa, “năm nay, tất cả các khâu trong quá trình tuyển sinh sẽ được thực hiện trực tuyến tới xác nhận nhập học. Do đó, thí sinh cần đọc kỹ Quy chế tuyển sinh, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, theo dõi sát thông báo của các Sở cũng như các trường Đại học để thực hiện đúng, đủ, tránh đánh mất cơ hội”.

Sau đó, các em nên chủ động tìm hiểu điểm chuẩn xét tuyển các đợt vào các trường theo từng phương thức. Một lưu ý dành cho các em là cần tham khảo chính xác điểm chuẩn của các đợt đợt xét tuyển sớm của các trường.

Ví dụ, với Trường ĐH Phenikaa, năm 2022 xét tuyển sớm 3 đợt. Trong đó điểm chuẩn xét tuyển của đợt 1 bao giờ cũng “dễ thở” nhất trong tất cả các đợt. Điểm chuẩn của các đợt sau thường ít nhất là bằng, hoặc có thể cao hơn các đợt trước tới vài điểm.

Điều này cũng dễ hiểu vì số lượng chỉ tiêu có giới hạn theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ, số lượng chỉ tiêu trúng tuyển (có điều kiện) của mỗi đợt sẽ giảm dần, và có những ngành hết chỉ tiêu cho các phương thức xét sớm không còn chỉ tiêu.

Do vậy tốt nhất các em hãy cân nhắc và nộp hồ sơ vào ngay đợt xét tuyển sớm đầu tiên để có thêm nhiều cơ hội trúng tuyển (có điều kiện) vào những ngành mình yêu thích.

Chiến thuật “đừng bỏ trứng một giỏ”

Nhiều thí sinh còn băn khoăn trong cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, lo ngại việc mắc sai sót dẫn đến "trắng tay". Dưới đây là lưu ý từ các chuyên gia tuyển sinh, giúp thí sinh tăng cơ hội đỗ vào ngôi trường mình mong ước.

Khi lựa chọn thứ tự ưu tiên nguyện vọng, thí sinh cần chú ý sắp xếp nguyện vọng phù hợp nhất lên trên. Bởi dù có nhiều lựa chọn, thậm chí là “n” nguyện vọng, thì thí sinh cũng chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất.

Do vậy, các em cần cân nhắc từng nguyện vọng và tính toán thứ tự ưu tiên sao cho hợp lý. Nguyên tắc sắp xếp nguyện vọng nên chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất - Nguyện vọng ưu tiên cao nhất; Nhóm thứ hai: Nguyện vọng vừa sức với mình; Nhóm thứ ba: Nguyện vọng dưới năng lực cá nhân một chút (đề phòng rủi ro).

Thí sinh nên trải đều các nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển. Mặc dù hệ thống cho phép không giới hạn số lượng nguyện vọng, nhưng quan trọng là các em được điều chỉnh nguyện vọng trong khoảng thời gian quy định theo kế hoạch tuyển sinh.

Khoảng thời gian đó, các em được điều chỉnh nguyện vọng nên không cần lo lắng khi đặt nguyện vọng trên hệ thống. Các em có thể truy cập vào hệ thống bất kỳ lúc nào và tạo sự ưu tiên tối đa cho mình.

Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống. Việc này sẽ được thực hiện trong thời gian nhất định (từ ngày 10/7 đến 17 giờ ngày 30/7). Khoảng thời gian này đủ để thí sinh suy nghĩ, cân nhắc và lựa chọn nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Khi các em đăng ký lên hệ thống, các nguyện vọng sẽ hiện lên rất rõ. Các em cần kiểm tra lại thật kỹ để hạn chế tối đa rủi ro.

“Tính toán” thật kỹ khi đăng ký trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Từ nay tới trước khi thi tốt nghiệp THPT, chắc chắn các trường có đợt xét tuyển sớm sẽ công bố trúng tuyển có điều kiện và trước 17h ngày 8.7.2023, các trường sẽ nhập danh sách này lên hệ thống của Bộ. “Các em phải tốt nghiệp THPT thì việc trúng tuyển này mới có giá trị. Đồng thời, các em bắt buộc đăng ký trên hệ thống chung của bộ và tiến hành xác nhận nộp lệ phí thì mới chính thức trúng tuyển".

Một trong những điểm mới của tuyển sinh đại học năm nay là thí sinh sẽ không phải đăng ký tổ hợp xét tuyển cũng như phương thức xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT để tránh tình trạng nhầm lẫn như năm 2022.

PGS Nguyễn Phú Khánh lấy ví dụ: 1 thí sinh muốn đăng ký nguyện vọng ngành Khoa học máy tính vào trường ĐH A; ở trường ĐH A, ngành học này được xét bằng 3 phương thức. Thí sinh đó đủ điều kiện xét tuyển cả 3 phương thức.

Nếu như năm 2022, thí sinh phải đăng kí thành 3 nguyện vọng theo 3 phương thức khác nhau để tối đa cơ hội trúng tuyển thì năm 2023 thí sinh đó chỉ cần đăng kí 1 nguyện không cần chọn theo phương thức xét tuyển, tổ hợp.

Thí sinh chỉ cần cung cấp đầy đủ minh chứng cần thiết nếu có về đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, chứng chỉ ngoại ngữ ... (ngoài dữ liệu điểm THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD&ĐT cập nhật sẵn).

Sau đó, hệ thống sẽ tự đánh giá phù hợp nhất cho thí sinh để có cơ hội trúng tuyển vào ngành thí sinh có nguyện vọng cao nhất mà thí sinh đủ điều kiện đỗ.

Như vậy, lời khuyên cho các em lúc này là để tối đa cơ hội trúng tuyển ngành yêu thích (bằng phương thức xét tuyển sớm đã có kết quả trước đó) các em cần lưu ý đăng ký ngành học này ở các nguyện vọng đầu.

Năm 2023, Trường Đại học Phenikaa chính thức tuyển sinh 7.668 chỉ tiêu;  41 ngành/ chương trình đào tạo thuộc 4 khối ngành, trong đó có 5 ngành học mới; 4 loại hình học bổng.  

Từ nay tới 17h ngày 10/06/2023, Trường Đại học Phenikaa kết thúc đợt 1 nhận hồ sơ xét tuyển sớm đối với 02 phương thức: Xét học bạ bậc THPT và Xét tuyển thẳng

Đối với 5 ngành học mới, Trường Đại học Phenikaa với ngành Kỹ thuật phần mềm (mã ngành: ICT2, chỉ tiêu: 100); ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (mã ngành: FBE7, chỉ tiêu: 300); ngành Răng - Hàm - Mặt (mã ngành: DEN1, chỉ tiêu 200); ngành Đông Phương học (mã ngành: FOS1, chỉ tiêu: 400) và Ngôn ngữ Pháp (mã ngành FLF1, chỉ tiêu: 200). Để hiểu thêm về thông tin đăng ký xét tuyển sớm, các bạn xem TẠI ĐÂY

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.